Fukuzawa yukichi – nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản thời cận đại

WeXpats
2021/02/10

 Bạn đã từng nghe về hòn đảo nhân tạo Odaiba tại Nhật Bản hay chưa? Nơi đây có gì để vui chơi, hãy cùng chúng tôi khám phá tiếp theo đây.

 Odaiba là một hòn đảo nhân tạo được dựng nên nhằm mục đích là tuyến phòng ngự trong lịch sử, nhưng ngày nay Odaiba Nhật Bản đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn với các chủ đề về khám phá tương lai và thời đại mới. Nào còn chần chờ gì nữa, hãy cùng chúng tôi khám phá những điểm đến thú vị tại Odaiba nhé!

Mục lục

  1. Tổng quan về cuộc đời của fukuzawa yukichi
  2. Fukuzawa Yukichi với những tư tưởng làm nên kỳ tích
  3. Sức ảnh hưởng của Fukuzawa Yukichi tại Nhật Bản
  4. Những tác phẩm làm nên tên tuổi của Fukuzawa Yukichi

Tổng quan về cuộc đời của fukuzawa yukichi

Xuất thân, gia đình 

Nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi sinh ra trong một gia đình có cha là một nhà Nho nhiệt tâm với kinh sử, nhưng suốt đời chỉ làm công việc xoay quanh việc sổ sách chi thu cho lãnh chúa. Năm 1836, cha mất khi ông vừa lên 1 tuổi, nên cả gia đình rời Osaka để về lại Nakatsu, vì sống tại nông thôn và chịu sự ràng buộc của chế độ lãnh địa phong kiến khiến ông chán ghét về một nếp sống lỗi thời, điều đó đã thúc tiến trong ông một khao khát có thể tiến hoá.

Cuộc đời, con người

Vào năm 1854, Fukuzawa đến Nagasaki với mong muốn học được kỹ thuật pháo binh chế tạo thuốc súng như người châu Âu. Thời điểm này Nhật Bản thực hiện chính sách bế quan toả cảng nên chỉ mở mỗi cảng nagasaki để giao thương, vì thế mọi sách vở từ phương Tây chỉ có thể tìm thấy ở đây. Nhờ đọc được những sách vở ghi chép của người Hà Lan, Fukuzawa cảm nhận được sự thực tế của học thuật Âu châu và cả những góc nhìn mới về thế giới bên ngoài. Sau đó Fukuzawa muốn tiến thêm nên dời lên Osaka theo học thày Ogata Kōan, một học giả Hà Lan học có tiếng – đây cũng là người đã để lại cho Fukuzawa nhiều dấu ấn về tư tưởng và tác phong. 

Sau này Fukuzawa trong chuyến đi ngang qua Kanagawa vô tình thấy rằng thương thuyền Hòa Lan không nắm vai trò ưu thế mà đúng ra là các thương thuyền Anh, Mỹ nên ông quyết định chuyển sang học tiếng Anh để tiếp cận văn minh Anh Mỹ. Khi nghe tin Mạc phủ cử một phái đoàn đi sứ sang Hoa Kỳ vào năm 1860, ông không ngần ngại xin theo tháp tùng trên con tàu Kanrin Maru, cập bến ở San Francisco đã cho phép Fukuzawa tiếp cận rõ ràng nếp sống tiên tiến của người Mỹ. Từ đó ông đã nắm bắt những chuyến đi sang phương tây để tiếp thu kiến thức mới. 

Với kinh nghiệm học được từ người phương Tây, ông truyền bá những tư tưởng tiến bộ bằng nhiều phương tiện như Viết báo và Giảng dạy, từ đó ông trở thành một tiêu điểm của giới trí thức khi có tinh thần tự học. 

Trường Keiō-gijuku là ngôi trường do ông lập ra trở thành trường đại học tư thục hiện đại đầu tiên và cho đến nay vẫn là một trong những trường đại học hàng đầu đào tạo nên hàng loạt nhân tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Trong suốt cuộc đời Fukuzawa đã để lại rất nhiều tác phẩm để đời vẫn còn được truyền bá và tái bản cho đến tận ngày nay.

Fukuzawa Yukichi với những tư tưởng làm nên kỳ tích

Tư tưởng thoát Á: chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản

Nhờ sự chủ động tiếp xúc với văn hoá phương Tây mà ông hiểu sâu sắc được việc giành độc lập thực sự không phải là tự cô lập để bảo vệ mình trước các nước phương Tây, mà phải trở thành một quốc gia tiên tiến, văn minh để có được sự độc lập của chính mình mà không phải lệ thuộc vào sự tiên tiến của bất kỳ một quốc gia nào khác.

Trong tư tưởng thoát á Fukuzawa kêu gọi người dân nước Nhật "tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây", thoát khỏi những tư tưởng bảo thủ như những quốc gia châu Á khác với chủ trương mở rộng giao thương với người phương Tây để học học và phát triển đất nước. Một dẫn chứng cụ thể nhất là ở châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan, hai nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước phương Tây. 

Để phổ biến sự văn minh của phương Tây mà Fukuzawa đã viết trên 100 cuốn sách cũng như mở trường Đại học Keio, để đào tạo những thế hệ có tư tưởng tiến bộ. Mặc dù nắm bắt chính trị như Fukuzawa chỉ tập trung vào giáo dục nhân tài chứ không tham gia chính quyền.

Tư tưởng Khuyến học, giáo dục khai sáng 

Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, vì thế tư tưởng giáo dục khai sáng của Fukuzawa xuất hiện trong ông từ rất sớm, ông khuyến khích giới trẻ tự học, bản thân ông cũng là một tấm gương sách về việc tự học. Cho đến nay giá trị của quyển sách để đời “khuyến học” của Fukuzawa vẫn trường tồn và được tái bản không chủ Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Tư tưởng quân phiệt

Fukuzawa cho rằng nếu chờ những nước châu Á cùng tiến bộ để có một châu Á phồng vinh đã không còn kịp, phải nhanh chóng thoát khỏi châu Á cùng một cách với các nước Âu Mỹ thì mời có thể thoát khỏi sự thông tính. Chủ nghĩa xã hội Darwin “ăn thịt kẻ khác hoặc bị ăn thịt” đã tác động sâu sắc đến Fukuzawa, vì thế ông đã cổ vũ Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên và gây chiến với Trung Quốc. Quan điểm của ông đs là hiện đại hoá châu Á chỉ có thể đạt được bằng vũ lực, và sự thể hiện bằng vũ lực của Nhật sẽ biểu diễn cho các nước phương Tây thấy, giúp họ tránh khỏi sự xâu xé của các nước tư bản. 

Sức ảnh hưởng của Fukuzawa Yukichi tại Nhật Bản

Nhà tư tưởng lớn của Nhật thời cận đại, tư tưởng của ông thay đổi diện mạo nước Nhật, có công mở đầu phong trào canh tân nước Nhật

Fukuzawa được xem là một nhà tư tưởng lớn của Nhật thời cận đại, giúp thay đổi nước Nhật bởi những kiến thức tân tiến ông không chỉ giữ cho riêng mình mà phổ biến và thúc đẩy dân chúng cùng thực học, cùng đưa đất nước trở nên tân tiến hơn, thoát khỏi những định kiến lỗi thời của chế độ phong kiến. Tư tưởng của fukuzawa yukichi đã góp phần giúp Nhật Bản trở thành nước tân tiến nhất châu Á trong thời điểm đó, cũng như thoát khỏi sự xâu xé của các nước phương Tây.

Ông được vinh danh trên tờ tiền Nhật Bản 

Để vinh danh công lao đóng góp của Fukuzawa Yukichi cho đất nước mà hình ảnh của ông được đưa vào tờ tiền mệnh giá 10000 yên Nhật lần lượt vào các năm 1984 và 2004.

Những tác phẩm làm nên tên tuổi của Fukuzawa Yukichi

Phúc ông tự truyện 

Cuốn sách là một tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già, tuy nhiên quyển sách không đơn giản chỉ là một câu chuyện dài dòng, mà còn tái hiện trước mặt đọc giả bối cảnh phức tạp của xã hội thời bấy giờ với những biến động của chính trị, từ đó cho ta thấy được những sâu sắc trong lối suy nghĩ khác biệt của Fukuzawa thông qua giọng văn chân thành và sự phân tích đương thời, nó không hề giống với bất kỳ một quyển sách lịch sử cứng nhắc nào.

Khuyến học 

Khuyến Học là một tác phẩm vô cùng phổ biến của Fukuzawa Yukichi cho đến tận ngày nay, và rất nhiều bạn đọc Việt săn đón nó. Quyển sách này khẳng định tầm quan trọng của việc học trong việc nâng cao dân trí của cả một quốc gia, thúc đẩy ý chí xây dựng đất nước của lớp trẻ cũng như lên án những phong tục, những định kiến đã quá lỗi thời của Nho giáo. Đây có thể xem như là một trong những quyển sách gối đầu cho các thế hệ trẻ không chỉ Nhật Bản mà còn với các lớp trẻ của các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của những tư tưởng Nho giáo như xem trọng đẳng cấp thức bậc hơn học thức, trọng nam khinh nữ,… 

Quyển sách khẳng định tầm quan trọng của việc học và việc nâng cao dân trí quốc gia. Xuyên suốt các chương sách, tác giả đề cao sự phát triển của chí khí dân tộc, khuyến khích quốc dân hợp tác với chính phủ để xây dựng đất nước, nhấn mạnh sự thống nhất của tinh thần quốc dân. Với văn phong phê phán, Fukuzawa Yukichi đả kích tâm lý bàng quan thờ ơ với vận mệnh đất nước, ỷ lại vào chính phủ. Ông lên án những phong tục lạc hậu, đánh trực diện vào tư tưởng xưa cũ vốn coi trọng đẳng cấp thứ bậc, trọng nam khinh nữ, những thói quen kém văn minh vốn chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã ăn sâu vào tính cách người Nhật với giọng văn đanh thép và logic, mạch lạc và sáng tỏ.

Bài viết vừa rồi đã giới thiệu đến các bạn một nhà tư tưởng lớn của Nhật Bản thời kỳ cận đại và một số tác phẩm để đời của ông. Hãy cùng đón đọc những tác phẩm ấy nhé!

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Lịch sử Nhật Bản/ Fukuzawa yukichi – nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản thời cận đại

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie