Kinh tế Nhật Bản

WeXpats
2019/01/23

Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và là quốc gia tiên phong trong việc phát triển công nghệ cũng như khoa học và kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của nền kinh tế Nhật Bản với các sự kiện quan trọng và tình hình kinh tế hiện nay của Nhật Bản để hiểu thêm về đất nước này nhé.

Bạn có đang loay hoay tìm kiếm việc làm tại Nhật?
Bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với bản thân chưa? Không biết cách tìm việc ở Nhật. Không tìm thấy công việc nào dành cho người nước ngoài. Lo lắng về khả năng tiếng Nhật của bản thân.
WeXpats sẽ giúp bạn giải quyết mọi băn khoăn khi tìm việc tại Nhật. Tìm việc làm cùng WeXpats Jobs.

Lịch sử

Thời Edo

Thời Edo (1603-1868) là thời kỳ đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng với nền kinh tế Nhật Bản. Đây là thời kỳ mà Nhật Bản đẩy mạnh giao dịch kinh tế và tôn giáo từ các cường quốc Tây Phương. Nhật Bản cũng đã đóng những chiếc thuyền buồm kiểu Tây vượt đại dương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn San Juan Bautista chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến Mỹ rồi sau đó đến châu Âu. Các nhà phiêu lưu người Nhật, như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp châu Á.

Kinh tế Nhật Bản trong suốt thời kỳ Edo bao gồm việc phát triển đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và những hoạt động mua bán với nước ngoài, phổ biến nhất là thương nghiệp và thủ công nghiệp. Đồng thời, ngành thương mại và xây dựng rất hưng thịnh, song hành cùng với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch.

Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo (tức Tokyo hiện tại) đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xung quanh thành trì, lâu đài cũng được mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất cả nước trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân thành thị.

Vì là một đất nước châu Á với nền văn minh lúa nước lâu đời nên lúa gạo đóng một vai trò tối quan trọng với kinh tế Nhật Bản. Ở thời Edo, các lãnh chúa phong kiến (daimyo) thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch..

Dưới thời Edo, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây qua những ghi chép và những cuốn sách của thương nhân Hà Lan. Lĩnh vực học tập ở đây chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học, và khoa dược học.

Chiến tranh thế giới I và II

Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, Nhật Bản tích cực bành trướng sang hải ngoại. Quân đội Nhật Bản đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn, đáng chú ý nhất là Triều Tiên và Mãn Châu Lý của Trung Quốc.

Nhờ công cuộc duy tân thời Minh Trị (meijiー明治) cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức gần xấp xỉ các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (dựa trên tỷ giá USD thời đó), so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, và Liên Xô là 417 tỷ USD.

Đến tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu cảng, Hawaii. Hành động này đã bắn phát súng đầu tiên mở ra Chiến tranh Thế giới thứ hai. Kết cục, Mỹ bắt buộc phải tham gia phe Đồng minh và chiến đấu chống lại phe Trục là Nhật và Đức. Ban đầu, ưu thế nghiêng vệ Nhật Bản, nhưng đến năm 1945, các thành phố lớn của nước này đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các ngành công nghiệp Nhật Bản trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng Minh. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá những thành phố có các căn cứ quân sự quan trọng như Tokyo, Niigata, Osaka, Fukuoka, Hiroshima và Nagasaki, đặc biệt là Hiroshima và Nagasaki là 2 thành phố thiệt hại nặng nhất do bom nguyên tử. Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, các khu công nghiệp của đất nước này khẩn trương bắt đầu quá trình tái thiết các nhà máy.

Phát triển kinh tế thần kỳ

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai,Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng với nhiều vấn đề như năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề, 13,1 triệu người không có việc làm. Ngoài ra, đất nước Nhật Bản còn bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Để giải quyết cuộc khủng hoảng trên, Nhật Bản đã thực hiện các cuộc cải cách ruộng đất, cải tổ các công ty, và cải thiện điều kiện làm việc cho các công nhân. Những cải cách trên đây tạo điều kiện cho Nhật Bản khôi phục kinh tế và chuyển hướng từ Nhà nước quân sự sang Nhà nước hướng phát triển kinh tế.

Các thành phố và nhà máy Nhật Bản cũng bắt đầu tái thiết lại, nhưng khá chậm do thiếu vốn. Nhờ sự hỗ trợ tài chính không nhỏ từ Mỹ và sự đồng lòng, quyết tâm khôi phục lại đất nước của người dân Nhật Bản, vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được tái thiết. Nhờ vào sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic, Toshiba…

Nhờ sự đồng lòng của toàn thể nhân dân Nhật Bản và sự phát triển của các nền công nghiệp luyện kim, cơ khí, trong khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển với một tốc độ rất nhanh. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Từ một nước đứng dậy từ đống đổ nát của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ. Từ 1952-1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản luôn đạt ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, và Đức.

Tình hình kinh tế hiện tại

Thương mại và dịch vụ

Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập khẩu và thặng dư thương mại của Nhật Bản trong tháng 2016 đạt 4070 tỷ yên. Theo Bloomberg, vào năm 2017, Nhật Bản đạt thặng dư 3100 tỷ yên ở thị trường châu Á, với xuất khẩu tăng 16% lên 20.970 tỷ yên và nhập khẩu tăng 12,4% lên 17,870 tỷ yên. Trong khi đó, thương mại với Liên minh châu Âu (EU) thâm hụt 16,100 tỷ Yen, với xuất khẩu vào khối này tăng 10,5% lên 4300 tỷ yên và nhập khẩu tăng 10,1% lên 4310 tỷ Yen.

Nguồn nhân lực của các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Mặt khác, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp sụt giảm mạnh. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật, với robot dần dần thay thế nhân công lắp ráp hoặc trồng trọt. Ở các nông trại và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và chính xác những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và có rủi ro cao. Điều này đồng nghĩa với việc sụt giảm nguồn nhân lực của các ngành nghề này. Tốc độ đô thị hóa tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và  đồng thời, những ngành dịch vụ công cộng, giải trí và du lịch tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Công nghiệp

Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Các ngành công nghiệp được chú trọng và phát triển bậc nhất gồm có đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. Từ những năm cuối thế kỷ 20, ngành công nghiệp của Nhật đã có những bước phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỷ 21, công nghiệp Nhật Bản liên tục đổi mới và áp dụng không ngừng nghỉ những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Các khu công nghiệp lớn ở Nhật Bản bao gồm Keihin (Kanto), Chukyo (Nagoya), Hanshin (Osaka), Setouchi (Hiroshima), và Kitakyushu ( Kitakyushu và Fukuoka).

Giao thông vận tải

Cơ sở hạ tầng giao thông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa với một đất nước có địa hình đồi núi như Nhật Bản. Chính phủ Nhật đầu tư rất mạnh để phát triển những hệ thống tàu điện hiện đại như Shinkansen và tích cực mở rộng các tuyến đường cao tốc.

Chia sẻ

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie