Mã vạch Nhật Bản

WeXpats
2019/03/25

Có bao giờ bạn thắc mắc mã vạch của Nhật Bản được quản lý và xử lí thế nào chưa? Nếu bạn đang làm việc ở Nhật hoặc muốn mua một món hàng nào đó ở Nhật, việc biết thêm về mã vạch của Nhật Bản có thể trở thành một thông tin rất hữu ích. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của mã vạch ở Nhật thông qua bài viết này nhé.

Mục lục

  1. Mã vạch Nhật Bản là bao nhiêu
  2. Check mã vạch nhật bản
  3. Mã vạch không thể hiện nước tạo ra sản phẩm đó
  4. Nước sản xuất là gì?
  5. Mã vạch của Nhật Bản còn có ứng dụng nào khác?

Mã vạch Nhật Bản là bao nhiêu

Chúng ta đều biết là bất cứ loại hàng hóa nào được sản xuất cũng sẽ được in mã vạch trên mặt. Vậy, đối với một món hàng bình thường được bày bán tại Nhật, bạn có biết phải đọc mã vạch của nó thế nào không?

Mã vạch là sự kết hợp của các thanh màu đen và khoảng trắng với chiều rộng khác nhau, chứa đựng thông tin sản phẩm được mã hóa. Bằng cách mã hóa thông tin bằng mã vạch, người ta có thể dễ dàng xác định loại sản phẩm chỉ bằng cách quét bằng đầu đọc mã vạch mà không cần phải nhập từng số một bằng bàn phím.

Bên dưới mã vạch có số liệu cho từng sản phẩm và trong trường hợp món hàng đó được sản xuất ở Nhật, chúng sẽ được kí hiệu là mã JAN. Những số liệu này chỉ mã khác nhau của từng quốc gia như thế, nhưng các thông số kỹ thuật là chung cho toàn thế giới.

Check mã vạch nhật bản 

Ở Nhật, có hai loại mã JAN, trong đó có 13 chữ số tiêu chuẩn và 8 chữ số viết tắt, và nó bao gồm các số được liệt kê dưới đây.

  • Mã quốc gia

  • Mã nhà sản xuất

  • Mã sản phẩm

  • Chữ số kiểm tra (check digit)

Mã quốc gia là 2 hoặc 3 chữ số đứng đầu trong mã vạch, trong đó tùy theo từng nước mà mã số này được phân chia khác nhau. Mã vạch của Nhật là 49 và 45.

Mã nhà sản xuất là 7 chữ số theo tiêu chuẩn hoặc 4 chữ số được rút gọn nối tiếp mã quốc gia.

Tại Nhật Bản, nó được quản lý bởi Trung tâm phát triển hệ thống du nhập hàng hóa, qua đó các nhà sản xuất có thể đăng ký và nhận được mã số tương ứng cho công ty của mình.

Mã sản phẩm là những chữ số tiếp theo mã nhà sản xuất, với 5 chữ số theo tiêu chuẩn và 1 chữ số rút gọn. Khác với mã nhà sản xuất, mã sản phẩm được quy định bởi chính nhà sản xuất.

Chữ số kiểm tra chính là chữ số đứng cuối trong mã vạch (1 chữ số), dùng để kiểm tra việc đọc mã vạch có chính xác hay không.

Cơ bản là mã vạch của Nhật Bản có cách quản lý cũng như quét mã không khác gì lắm với các nước khác.

Mã vạch không thể hiện nước tạo ra sản phẩm đó

Mặc dù mã quốc gia của Nhật được quy định là 45 và 49 trên mã vạch, điều đó không hề mang ý nghĩa món hàng đó có xuất xứ ở Nhật. Thay vào đó, mã quốc gia chỉ nơi món hàng được bày bán hoặc công ty sản xuất món hàng đó được đặt ở đâu.

Với trường hợp món hàng được sản xuất ở công xưởng nước ngoài và được bày bán tại Nhật Bản, hoặc với trường hợp nước sản xuất là nước ngoài nhưng được đóng gói tại Nhật Bản, mã quốc gia sẽ quy định đó là món hàng của Nhật.

Vì vậy, có rất nhiều trường hợp mã vạch có mã quốc gia là Nhật nhưng nước sản xuất lại là một quốc gia hoàn toàn khác, nên bạn cần chú ý để không mua phải hàng hóa “cộp mác” Nhật nhưng lại không phải là hàng Nhật chính hiệu nhé.

Bạn có thể tham khảo cách xác định nước sản xuất món hàng thông qua bài viết dưới đây.

Nước sản xuất là gì?

Bạn không thể nhận biết nước sản xuất bằng mã vạch nhưng bạn có thể kiểm tra bằng cách xem quốc gia xuất xứ. Bạn có thể tham khảo cách xem quốc gia xuất xứ của thực phẩm hoặc quần áo dưới đây.

Thực phẩm

Đối với thực phẩm tươi sống như rau và cá, một con dấu (seal) có tên của sản phẩm được đính kèm với bao bì, và nước xuất xứ cũng sẽ được liệt kê trên con dấu đó.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn ghi nhãn dán của thực phẩm đã được chỉnh sửa từ năm 2017, và quy định này bắt buộc việc ghi nhãn nguồn gốc của nguyên liệu thô được sử dụng nhiều nhất trong thực phẩm chế biến.

Cách đọc nguồn gốc nguyên liệu thô của một loại thực phẩm chế biến bất kỳ như sau.

  • Cùng hàng với nguyên liệu thô (ví dụ: thịt heo (quốc sản- sản xuất trong nước, Mỹ)

  • Cùng hàng với địa điểm sản xuất nguyên liệu thô (quốc sản, Mỹ (thịt heo))

  • Hiển thị bên ngoài khung

Quốc gia xuất xứ của thực phẩm là bắt buộc, vì vậy hãy kiểm tra nếu bạn quan tâm về vấn đề nguồn gốc trước khi mua nhé.

Quần áo

Quốc gia xuất xứ của quần áo được ghi rõ trên nhãn tag hoặc thẻ là “Made in Japan” hoặc “MADE IN JAPAN”. Tuy nhiên, vì quần áo có thể được định nghĩa là nơi xuất sản phẩm cuối cùng được thực hiện sau khi đã hoàn tất các công đoạn, chỉ vì nó được viết là sản xuất ở Nhật Bản không có nghĩa là tất cả các quy trình và nguyên liệu thô là của Nhật Bản. Do đó, giả sử sợi và vải mua từ các quốc gia khác được xử lý và vận chuyển từ một nhà máy ở Nhật Bản, nó sẽ được ghi là sản xuất tại Nhật Bản.

Ngoài ra, vì chi phí sản xuất cao nên có rất ít công ty sản xuất được đặt tại Nhật Bản. Chính vì vậy, quần áo được sản xuất tại Nhật Bản có giá trị khá cao. Nếu bạn muốn mua quần áo sản xuất tại Nhật Bản, bạn cũng nên lưu ý điều này nhé.

Khi mua một món hàng nào đó, bạn có thể tìm hiểu về nơi sản xuất thông qua bao bì hoặc nhãn của nó. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, bạn nên kiểm tra bao bì nhé.

Mã vạch của Nhật Bản còn có ứng dụng nào khác?

Mã vạch còn được ứng dụng trong nhiều mặt khác nhau ngoài việc xác định sản phẩm được bày bán.

Sổ tiết kiệm ngân hàng

Mã vạch của sổ tiết kiệm được in ở góc trên bên trái của mỗi trang. Mục đích của mã vạch này là để kiểm tra xem có lỗi trong từng trang khi tiến hành giao dịch qua máy ATM bằng sổ tiết kiệm hay không.

Nếu mã vạch này bị dơ hoặc rách , máy ATM sẽ khó đọc sổ tiết kiệm của bạn hơn nên bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh sổ tiết kiệm thật cẩn thận nhé.

Bưu kiện

Mã vạch bưu kiện được in bằng một loại mực đặc biệt phản ứng với ánh sáng đen, do đó không thể đọc được bằng mắt thường.

Mã vạch này được đọc bởi máy tự động đọc, phân chia địa chỉ dựa trên thông tin mã bưu chính được viết trên bưu thiếp, v.v… Bằng cách này, công việc phân loại và lưu chuyển thư từ của nhân viên bưu điện được diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Chuyển phát tận nhà

Mã vạch của thư chuyển phát tận nhà được đọc bởi một máy quét cầm tay tại thời điểm thu thập bưu phẩm, và được in dưới dạng nhãn dán và đính kèm với gói hàng.

Mã vạch này đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại các gói bưu phẩm theo điểm đến, giúp công việc giao hàng trở nên trơn tru hơn và giúp theo dõi trạng thái giao hàng của các gói bưu phẩm một cách đơn giản hơn.

Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về sự ứng dụng phong phú của mã vạch trong đời sống thường ngày ở Nhật Bản. Dù là bạn có ý định làm việc, học tập hay du lịch ở Nhật Bản, tìm hiểu về mã vạch sẽ rất có ích trong công cuộc xác định nơi sản xuất, nguồn gốc của các nhu yếu phẩm bạn định mua hằng ngày tại đây.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie