Nền giáo dục của Nhật Bản được nhiều người đánh giá cao là chất lượng hàng đầu và đào tạo nên nhiều nhân tài.
Nhật Bản từ lâu đã được biết đến với nền giáo dục chất lượng hàng đầu. Giáo dục rất được chú trọng ở quốc gia này và việc đầu tư vào hệ thống giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu ở Nhật. Nền giáo dục này đã đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh, sinh viên ưu tú cũng như nhân tài cho nước Nhật. Vậy giáo dục Nhật Bản có gì đặc biệt đến vậy?
Mục lục
- Tổng quan về hệ thống giáo dục quốc dân Nhật Bản
- Quan niệm của người Nhật về việc giáo dục
- Đặc điểm cuộc sống tại Nhật trong môi trường giáo dục
- Cuộc sống ở Nhật và những câu chuyện bên lề ngoài giảng đường
Tổng quan về hệ thống giáo dục quốc dân Nhật Bản
Hệ thống giáo dục Nhật hình thành khi nào?
Nền giáo dục Nhật Bản được đánh giá rất cao về chất lượng giảng dạy và học tập. Hệ thống giáo dục này đã được hình thành từ thời kỳ phong kiến ở Nhật. Trong thời kỳ này, các trường học được thành lập ở những thị trấn, làng xã ở Nhật do nhà chùa và các cơ sở giáo dục tổ chức. Cuối thế kỷ 19, tỷ lệ người biết chữ ở Nhật đạt đến 40%, một con số khá lớn khiến người nước ngoài đến Nhật đều phải ngạc nhiên.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thiết lập nên hệ thống giáo dục lấy hệ thống chuẩn của Mỹ. Hệ thống này được phát triển và ngày càng hiện đại hơn, tỷ lệ người biết chữ và trẻ em được đi học được nâng cao. Giáo dục có ảnh hưởng khá lớn đối với người Nhật và việc tốt nghiệp các trường Đại học danh tiếng sẽ mang lại nhiều cơ hội làm việc trong những tập đoàn lớn.
Phân chia hệ thống giáo dục: học sinh lại phải trải qua 6 năm cấp I, 3 năm cấp II, 3 năm cấp III và 4 năm Đại học
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản rất đặc biệt với sự phân chia theo kiểu hệ thống giáo dục của Mỹ. Hệ thống này gồm có 9 năm giáo dục bắt buộc gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở. Sau đó là 3 năm trung học phổ thông nhưng không bắt buộc, có thể do học sinh tự lựa chọn và quyết định, cuối cùng là 4 năm Đại học. Hệ thống phân chia này được hình thành từ những năm 1947 và kéo dài cho đến hiện nay.
Bài viết được tuyển chọn
Quan niệm của người Nhật về việc giáo dục
Đạo đức là cốt lõi
Trong giáo dục của Nhật Bản, đạo đức luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi giáo viên đều phải giáo dục cho các học sinh của mình. Văn hóa truyền thống của người Nhật rất coi trọng đạo đức nên họ rất khắt khe vấn đề vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Tư duy “độc lập”
Sự độc lập là những điều mà trẻ em được học từ khi còn rất nhỏ cho đến khi bước vào môi trường lớp học. Phương pháp giáo dục của người Nhật là hướng dẫn và giúp cho các học sinh có sự tự trải nghiệm, không dẫn dắt quá nhiều để học sinh có thể tự lập, tự làm các công việc mà không phải dựa dẫm vào bất kỳ ai, kể cả cha mẹ.
Học làm người trước khi học để lấy kiến thức
Việc học tập để lấy kiến thức quan trọng nhưng với nền giáo dục của Nhật Bản họ chú trọng học cách làm người hơn. Những vấn đề về con người, các văn hóa truyền thống, những vấn đề đạo đức và kỷ luật sẽ được ưu tiên. Sau đó mới đến các chương trình học kiến thức, kỹ năng và các bài học.
Đặc điểm cuộc sống tại Nhật trong môi trường giáo dục
Năm học bắt đầu từ mùng 1/4
Nếu như ở Việt Nam các học sinh sẽ bắt đầu năm học mới vào đầu tháng 9 thì ở Nhật Bản sẽ là ngày mùng 1/4 và thời gian kết thúc năm học vào khoảng cuối tháng 3 năm sau. Số ngày học thực tế ở trường là 210 ngày, tương đương 35 tuần. Kỳ nghỉ hè thường bắt đầu từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8.
Phần lớn các trường học tại Nhật Bản không thuê lao công. Học sinh sẽ phải tự làm vệ sinh và dọn dẹp trường học
Các trường học của Nhật Bản thường không thuê lao công mà để cho học sinh đảm nhận công việc dọn dẹp, vệ sinh lớp học, trường học. Đây là một phần giáo dục của các trường học ở Nhật nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của các học sinh cũng như nêu cao tinh thần tự giác, giúp các học sinh tự lập mà không phải trông chờ hay ý lại vào người khác.
Tại các trường học Nhật Bản, bữa trưa được phục vụ với 1 thực đơn tiêu chuẩn và học sinh sẽ ăn trong lớp học
Bữa trưa của các học sinh Nhật Bản cũng rất đặc biệt khi được phục vụ với 1 thực đơn tiêu chuẩn. Thực đơn này sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng xây dựng và đánh giá những món ăn tốt nhất cho trẻ và cân bằng các chế độ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện. Vào bữa ăn trưa, các em học sinh sẽ tập trung tại lớp học và ăn trưa với nhau. Sau khi ăn trưa xong các học sinh sẽ tự dọn dẹp bát đũa của mình.
Gần như học sinh nào cũng phải mặc đồng phục tới trường
Quy định về việc mặc đồng phục khi đến trường đã bắt nguồn từ lâu đời ở Nhật Bản. Bộ đồng phục là một trong những nét đẹp đặc trưng của người Nhật mà nhiều nước trên thế giới phải thán phục. Đối với các học sinh khi đến trường đều phải mặc đồng phục theo những quy định của nhà trường. Việc mặc đồng phục này mang ý nghĩa xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và học sinh nào cũng như học sinh nào.
Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 91%
Việc đến trường học tập ở Nhật rất quan trọng và được các cha mẹ quan tâm nên hầu như mọi học sinh đều đi học đầy đủ và đúng giờ. Có đến 91% học sinh ở các trường tại Nhật đều tham gia đầy đủ các giờ học trên lớp. Đây là một con số cao mà nhiều quốc gia không đạt được. Bên cạnh đó các học sinh luôn tuân thủ đúng giờ và hiếm khi có trường hợp nào đi muộn.
Học sinh Nhật Bản phải tham dự 1 kỳ thi quan trọng quyết định tương lai của mình
Thông thường vào năm cuối của trung học, các học sinh sẽ phải tham dự kỳ thi quan trọng để quyết định tương lai của mình. Các học sinh có thể lựa chọn nộp đơn vào những trường mà mình mong muốn. Tỷ lệ cạnh tranh các trường ở Nhật rất cao và số lượng học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục lên Đại học là 76%. Vì thế đây là một kỳ thi rất quan trọng đối với các học sinh trung học.
Cuộc sống ở Nhật và những câu chuyện bên lề ngoài giảng đường
Các lớp học thêm rất phổ biến tại Nhật Bản
Trước khi bước vào trường cấp 3, những học sinh Nhật thường ôn luyện thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng học tập tại những lớp học thêm. Các lớp học này được tổ chức vào buổi tối và học sinh sẽ tham gia những lớp học này sau khi rời lớp học chính. Đây là một điều hoàn toàn bình thường và quen thuộc với những học sinh chuẩn bị bước vào cấp 3.
Ngoài các môn học truyền thống, học sinh Nhật Bản phải học thư pháp và thi ca
Nền giáo dục của nước Nhật vô cùng thú vị khi ngoài những môn học quen thuộc như toán, văn, anh thì các học sinh cần phải học thư pháp và thi ca. Đây là nghệ thuật truyền thống lâu đời và là niềm tự hào của người Nhật. Do vậy ngoài những môn học chung trên thế giới thì các học sinh sẽ phải học thêm những môn học này để tôn trọng văn hóa truyền thống lâu đời của nước Nhật.
Nền giáo dục của Nhật Bản được biết đến với hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu. Bởi những phương pháp giáo dục tại đây vô cùng đặc biệt và không chỉ tập trung vào những kiến thức mà còn là phát triển kỹ năng toàn diện cho mỗi học sinh để có thể trở thành một người tài năng, có thực lực cũng như đạo đức tốt, người có ích cho xã hội.