Đến với Nhật Bản vào mùa thu, bên cảnh thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên được tạo ra từ các tán cây lá đỏ mà du khách còn có cơ hội thưởng thức một loại quả được người dân Nhật Bản hết sức ưa chuộng hiện nay đó là quả hồng Nhật.
Đến với Nhật Bản vào mùa thu, bên cảnh thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên được tạo ra từ các tán cây lá đỏ mà du khách còn có cơ hội thưởng thức một loại quả được người dân Nhật Bản hết sức ưa chuộng hiện nay đó là quả hồng Nhật. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc về những điều thú vị từ loại quả này. Nào, hãy cùng theo chân chúng tôi để cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
- Hồng - thức quà mùa thu tại Nhật Bản
- Đặc điểm của trái hồng Nhật Bản
- Cách người Nhật chế biến quả hồng
- Bí ẩn người dân Nhật Bản trồng hồng trước nhà nhưng không ăn
Hồng - thức quà mùa thu tại Nhật Bản
Nguồn gốc của quả hồng tại Nhật
Hồng Nhật Bản là loại trái cây phổ biến và được nhiều người Nhật Bản vô cùng yêu thích hiện nay. Nhiều người cho rằng quả hồng Nhật Bản có nguồn gốc từ sông Dương Tử Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản từ khoảng hơn 1000 năm trước.
Quả hồng Nhật trông thế nào?
Hồng Nhật Bản có 2 loại chính là hồng chát và hồng ngọt, mỗi loại có các đặc điểm và hình dáng dễ nhận biết.
Đối với quả hồng chát chúng có hình thuôn dài và hơi nhọn ở phần dưới còn hồng ngọt là loại quả có dạng hình tròn đẹp hơn.
Hồng trồng phân bố ở đâu?
Tại Nhật Bản hồng được trồng nhiều tại các tỉnh như Hokkaido và Okinawa, hồng được trồng rải rác ở các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu…
Vì đặc tính ưa ấm của mình nên hồng được trồng nhiều và phát triển nhất tại các tỉnh Wakayama, Fukuoka và Nara Nhật Bản. Nếu có dịp đến với những vùng này vào thời điểm thu hoạch hồng thì đừng nên bỏ qua thưởng thức loại quả thú vị này nhé!
Vẻ đẹp vườn hồng chín rộ vào mùa thu
Vào mùa thu, tại các vùng trồng hồng bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cây hồng sai trĩu quả được người dân thu hoạch và chế biến thành một số món ăn, kẹo, mứt đặc trưng của vùng mình.
Thậm chí một số nơi hồng được trồng rải rác là hồng chát và có số lượng lớn lên dưới những gốc cây hồng có rất nhiều những quả rụng. Đây sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời dành cho những ai yêu thích khám phá và mong muốn có những bức ảnh kỷ niệm đẹp đấy.
Bài viết được tuyển chọn
Đặc điểm của trái hồng Nhật Bản
Các loại hồng Nhật: Hồng chát (Shibugaki), Hồng ngọt (không chát) (Amagaki)
Hồng chát (Shibugaki)
Đây là loại quả có hình hơi thuôn dài và hơi nhọn về phần phía dưới. Chúng thường được người dân Nhật Bản phơi khô để loại bỏ hết vị chát trước khi thưởng thức hoặc nếu bạn muốn ăn sống thì phải lựa những quả chín hoàn toàn và mềm như thạch thì mới mất đi vị chát. Thông thường người nhật ít khi sử dụng loại quả này. Tại các vùng nông thôn vào mùa hồng thì những cây hồng chát có trái rụng khắp mọi nơi.
Hồng ngọt (Amagaki)
Loại quả này có dạng hình tròn đẹp hơn so với hồng chát. Người Nhật thường ăn tươi để cảm nhận hết độ tuổi và giòn của quả hồng. Đây cũng là một trong những loại quả được người Nhật vô cùng ưa chuộng sử dụng hiện nay.
Giá trị dinh dưỡng của quả
Trong thành phần dinh dưỡng của quả Hồng chứa một lượng lớn vitamin A và C, β-carotene, vitamin B phức hợp, kali, phốt pho, sắt, iốt và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao gấp từ 1-2 lần so với các loại trái cây thông thường đây đều là những chất cần thiết và tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó quả hồng còn chứa thành phần zeaxanthin đây là chất rất tốt cho thị lực, hàm lượng chất xơ trong quả hồng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá một cách hiệu quả.
Cách người Nhật chế biến quả hồng
Hồng treo gió
Hồng treo gió là cách gọi của người Nhật khi xiên những quả hồng đắng đã được lột vỏ thành những sợi và phơi dưới ánh nắng. Người Nhật thấy rằng phương pháp này sẽ giúp những quả hồng không còn vị đắng nữa mà ngược lại khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt, đậm đà của quả.
Dùng làm trà
Lá của những cây hồng chứa một lượng lớn chất xơ và tannin rất tốt cho việc hỗ trợ tiêu hoá. Chính vì vậy người Nhật thường phơi khô lâ hồng và dùng như một loại trà uống hằng ngày.
Làm bánh kẹo wagashi
Khi những quả hồng được phơi khô sẽ có độ ngọt thanh nhất định. Tận dụng những điều này mà người Nhật đã dùng chúng để làm thành những món bánh kẹo Wagashi nổi tiếng của mình bởi độ ngọt thanh mà không hề bị gắt. Đây là món ăn hay dùng kèm trong các buổi tiệc nhẹ, tiệc trà và là món quà được nhiều du khách chọn lựa cho người thân, bạn bè của mình sau mỗi chuyến đi đến Nhật Bản.
Vo của trái hồng khô để thêm vị ngọt và màu sắc cho món dưa chua củ cải muối
Tại Nhật Bản người ta còn tận dụng vỏ của quả hồng để tạo nên màu sắc và độ ngọt cho dưa muối. Đây là một cách làm vô cùng độc đáo và được nhiều người áp dụng hiện nay.
Bí ẩn người dân Nhật Bản trồng hồng trước nhà nhưng không ăn
Người Nhật Bản rất coi trọng sức khỏe của họ nên không ăn những thực phẩm chưa qua kiểm định. Chính vì vậy họ thường chọn những quả hồng đã qua xử lý và kiểm định được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mà không dùng những quả hồng chín trên cây hoặc rụng dưới đây để dùng.
Ở miền quê thường trồng là quả hồng chát Shibui kaki kén người thích ăn. Một nguyên do của vấn đề này chính là vào mùa thu những cây hồng cho ra số lượng rất nhiều các quả người Nhật chỉ sử dụng một phần ít của chúng còn lại thì hầu như là rơi rụng dưới đất.
Trên đây là những thông tin về quả hồng tại Nhật Bản. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều những thông tin thú vị qua bài viết này.