Nói đến Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ đến sự phát triển, hội nhập nhanh chóng về kinh tế, công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Nhưng những nét văn hóa đặc trưng truyền thống nơi đây vẫn được người dân nơi đây giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Những nét văn hóa này được thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc hay chính trong cuộc sống hàng ngày đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng của người dân xứ mặt trời mọc. Hãy khám phá những nét đặc sắc trong văn hóa của Nhật Bản qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
- Vai trò của văn hóa với sự phát triển của Nhật Bản
- Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc dân tộc
- Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản
- Những nét “lạ” trong văn hóa Nhật
Vai trò của văn hóa với sự phát triển của Nhật Bản
Văn hóa là gì?
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa được đưa ra. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Nhưng tóm lại văn hóa là những giá trị mang tính vật chất và tinh thần do con người tạo ra mang những nét đặc trưng của con người và đất nước nơi đó.
Văn hóa Nhật Bản là nhân tố thúc đẩy sự phát triển, động lực thay đổi đất nước của người Nhật
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có thể trở thành một siêu cường quốc với nền kinh tế, công nghệ kỹ thuật,... phát triển hàng đầu thế giới từ một nước thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai và hằng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai xảy ra. Chính những yếu tố về mặt văn hóa bên trong con người nơi đây là sự bền bỉ, kiên cường, tinh thần đoàn kết và những phong tục tập quán như những món ăn tinh thần thúc đẩy họ thay đổi, vươn lên.
Bài viết được tuyển chọn
Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc dân tộc
Sự thống nhất về văn hóa
Nhật Bản là một đất nước có sự thống nhất về mặt văn hóa giữa các vùng miền, nguyên do được cho là vì Nhật Bản được bao quanh là biển đảo và chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên không một dân tộc hay bản sắc văn hóa nào khác có thể du nhập. Bên cạnh đó cũng có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường và trên hết là tinh thần đoàn kết chống lại thiên tai của người Nhật.
Ở Nhật Bản có 2 tôn giáo chính
Hai tôn giáo đó là Thần đạo và Phật giáo với bề dày về lịch sử lâu đời đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán và phong tục trong văn hóa ứng xử cũng như các trang phục và cách ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày.
Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ đạo
Xuất phát từ những khăn, thử thách mà người Nhật Bản phải hứng chịu, tinh thần võ sĩ đạo tượng trưng cho sự nghị lực, kiên cường. Điều kiện để trở thành võ sĩ đạo là phải hội tụ đủ 3 yếu tố danh dự, can đảm và trung thành. Người võ sĩ đạo phải giữ gìn các yếu tố này một cách tuyệt đối. Theo đúng tinh thần của Thần Đạo, từ nhỏ họ đã được tập luyện kiếm cung, thực hành trà đạo, học cả thi ca và hội họa.
Lễ nghi và phong tục Nhật Bản
Trong những ngày lễ truyền thống, người Nhật Bản thực hiện những nghi lễ và phong tục độc đáo. Chính những nghi lễ và phong tục này hình thành nên nền văn hóa đặc sắc mang đậm màu sắc riêng của đất nước, con người Nhật Bản.
Văn hóa giao tiếp
Đặc trưng chủ yếu trong con người Nhật Bản là họ có tính cách ôn hòa, không thích sự ồn ào, đối đầu nên trong văn hóa giao tiếp họ luôn hướng đến sự nhã nhặn, có phép tắc, kính trên nhường dưới.
Trước tiên trong văn hóa cúi chào, tùy vào vị thế của bản thân với người đối diện mà người Nhật sử dụng 3 kiểu chào. Đối với cấp trên hoặc người lớn tuổi thì cúi chào sâu 90 độ, với bạn bè hoặc những người cùng vị thế thường cúi chào 30 độ, còn đối với những người nhỏ hơn là 15 độ.
Hướng đến sự nhã nhặn, người Nhật thường tránh tranh cãi và từ chối trực tiếp. Họ sẽ tìm cách nói những lời né tránh hoặc đưa ra ngôn ngữ cơ thể để đối phương có thể hiểu được, không chỉ trích, ngắt lời hay đưa người khác vào thế bất tiện.
Ngoài ra, người Nhật sử dụng lời xin lỗi và cảm ơn rất phổ biến để thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn c dù rằng họ không làm gì có lỗi hoặc không nhận được điều gì lớn lao từ người khác.
Rượu sake
Rượu Sake từ lâu đã trở thành đồ uống quốc hồn của Nhật Bản. Gạo là nguyên liệu chính sau khi qua nhiều công đoạn lên men, ủ,... trở thành loại rượu truyền thống đặc trưng. Rượu sake có rất nhiều loại khác nhau, có thể thưởng thức lạnh, ấm hay nóng tùy theo sở thích hay theo mùa, vùng miền.
Trang phục Kimono
Nói về trang phục ở Nhật thì chắc chắn là nói về Kimono. Có nhiều loại kimono khác nhau cho các dịp và mùa khác nhau, bao gồm cho cả nam nữ trong tất cả các độ tuổi. Không chỉ được nhìn thấy trong các lễ hội hay dịp lễ quan trọng, hình ảnh Kimono cũng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ Nhật Bản.
Văn hóa trà đạo
Trà đạo là hình thức bảo gồm chuẩn bị và thưởng thức trà trong một phòng trà truyền thống dưới sàn trải chiếu. Mục đích của trà đạo là thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà trong một không gian nhẹ nhàng, ấm cúng. Ngày nay, trà đạo đã phát triển thành một trải nghiệm mà khách du lịch có thể tham gia.
Những nét “lạ” trong văn hóa Nhật
Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó, phải lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi
“Sumimasen” là từ ngữ thông dụng ở Nhật Bản mang vừa muốn xin lỗi hay cảm ơn khi nhờ vả hay làm phiền người khác vừa mang ý nghĩa từ chối và muốn mở lời giúp đỡ với ai đó. Họ coi đó là phép lịch sự cơ bản thể hiện sự tôn trọng và thái độ chân thành với người khác.
Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
Đối với người Nhật, văn hóa tặng quà như một thói quen trong cuộc sống đặc biệt là vào dịp tết đầu năm và tết trung thu để bày tỏ sự kính trọng, cảm ơn những người đã giúp đỡ và mong muốn gắn bó lâu dài. Ngoài nội dung và ý nghĩa của món quà, người Nhật cũng chú trọng đến hình thức bên ngoài được gói và trang trí thể hiện sự khéo léo và coi trọng món quà hay không.
Khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật thì phải quay vào
Thêm một nét văn hóa “lạ” nữa tại Nhật Bản khi gặp những nhà vệ sinh thấp kiểu Nhật, bạn phải ngồi quay mặt về phía phần có hình vòm gọi là “kinkakushi” và quay lưng về phía cửa. Nhưng hiện nay kiểu nhà vệ sinh này đã ít phổ biến hơn trước.
Không nên đưa tiền bo khi ở Nhật
Các dịch vụ chất lượng ở Nhật Bản luôn luôn đặt đến mức độ hoàn hảo. Những nhân viên phục vụ ở đây luôn được đào tạo với thái độ tận tâm, chu đáo. Ở nước khác, văn hoá tiền bo còn thể hiện thái độ rộng lượng của khách hàng, tôn trọng sự nhiệt tình của người phục vụ nhưng ở Nhật tiền bo đôi khi là sự sỉ nhục, vì họ cho rằng cung cấp dịch vụ xuất phát từ tấm lòng, chứ không phải từ những suy nghĩ vật chất. Vì vậy, bạn có thể cảm ơn người phục vụ bằng cách lời nói, thái độ hoặc hành động.
Trước khi vào nhà, phải cởi giày quay mũi ra ngoài và sau khi vào nhà thì phải đi bằng ép nhẹ trong nhà
Người Nhật Bản có tính kỷ luật, tự giác rất cao và rất coi trọng các nguyên tắc vì vậy học để ý và sắp xếp từng chi tiết nhỏ. Khi bạn vào nhà bất cứ ai ở Nhật Bản, bạn nên xếp giày gọn gàng quay mũi ra ngoài và thay dép khi vào nhà.
Ăn những món sống như cá,…
Với vị trí bốn bề là biển nên khẩu phần ăn ở Nhật Bản hầu hết là cá và hải sản. Cá là thực phẩm giàu vitamin và các chất dinh dưỡng không thua gì rau của. Vì vậy mà người Nhật nghĩ ra ăn cá sống để giữ lại các chất này. Và những món ăn sống còn được gọi là sashimi là nét đặc trưng độc nhất của Nhật Bản.
Ăn mì ramen hay Soba húp sùm sụp vì theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
Đối với một số nước việc ăn uống tạo ra tiếng động là bất lịch sự. Tuy nhiên ở Nhật thì ngược lại đối với các loại mì ramen hay Soba tiếng húp sùm sụp như một lời đáp đến với các đầu bếp rằng món ăn rất ngon.