Đi tàu cao tốc Shinkansen chắc chắn là một trải nghiệm không thể thiếu khi đến với Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu về tàu cao tốc Shinkansen thông qua bài viết dưới đây nhé!
Không chỉ Nhật Bản mà nhiều nước tiên tiến khác trên thế giới cũng sở hữu công nghệ tàu cao tốc, vậy tại sao shinkansen Nhật Bản lại là niềm tự hào của người Nhật lẫn khiến các nước khác trên thế giới phải ngưỡng mộ? Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị về thiết kế, cách vận hành tàu Shinkansen đặc biệt như thế nào ngay tiếp theo đây.
Mục lục
- Sự ra đời của tàu Shinkansen
- Trải nghiệm khi đi tàu cao tốc Shinkansen
- Bật mí điều làm nên sự tuyệt vời của tàu Shinkansen Nhật Bản khiến cả thế giới phải thán phục
- Hướng dẫn đi tàu Shinkansen ở Nhật
Sự ra đời của tàu Shinkansen
Lịch sử hình thành
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên xây dựng đường sắt riêng biệt cho tàu cao tốc. Shinkansen là một hệ thống đường sắt cao tốc do 4 tập đoàn đường sắt của Nhật Bản điều hành. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên mang tên Tōkaidō Shinkansen được khánh thành năm 1964 dài 2.459 với vận tốc tối đa lên đến 300 km/h.
Cấu tạo, thiết kế tàu
Tàu Shinkansen có 3 phần: đầu tàu, thân tàu và đuôi tàu. Thiết kế đầu tàu thường có hình dáng mũi dài và nhọn để giảm sức cản không khí, hạn chế sự rung lắc của phần đuôi. Thân tàu toàn bộ đều được chế tạo bằng hợp kim nhôm với khung hợp kim thiết kế dạng Aluminium Double Skin giúp tăng độ cứng cáp gấp 3 lần loại khung 1 lớp mà còn cách âm rất tốt. Để giảm tiếng ồn lọt vào bên trong từ khoảng trống giữa hai toa tàu, công ty Jabara Co.LTD đã phát triển thành công loại mui vòm toàn phần dành riêng cho Shinkansen, giúp bao lại gần như hoàn toàn khe hở này. Hai bên thân tàu nơi nối liền 2 toa được gắn một bộ phận phuộc áp suất điện giúp các toa di chuyển mượt mà hơn khi đến các khúc cua. Để giảm tiếng ồn do ma sát với đường ray, rìa hai bên thân từ sàn tàu đến một nửa bánh xe được bao lại bằng tấm chắn chống ồn.
Bài viết được tuyển chọn
Trải nghiệm khi đi tàu cao tốc Shinkansen
Độ chính xác về thời gian: Hầu như không bao giờ muộn giờ. Thời gian trễ tàu trung bình năm của 1 đoàn tàu là 0.5 phút.
Theo thống kê, tàu Tokaido Shinkansen 1 năm chạy khoảng 120.000 chuyến, đôi khi lên đến 400 chuyến/ngày, vậy khoảng cách giữa các chuyến chỉ vỏn vẹn chừng 3 phút. Nếu chỉ cần một chuyến tàu trễ sẽ kéo theo trễ rất nhiều chuyến sau đó. Nhưng theo ghi nhận thì trung bình năm chỉ trễ 0,5 phút / đoàn tàu, bao gồm cả muộn do lý do thời tiết như bão. Như vậy các bạn có thể thấy hầu như tàu Shinkansen không trễ trong điều kiện vận hành bình thường không chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Cảm giác thoải mái: Hầu như không cảm nhận được sự rung, lắc, vệ sinh khoang tàu đảm bảo sạch sẽ
Nhờ vào thiết kế thông minh của tàu mà khách hàng di chuyển trên tàu có thể cảm nhận được sự êm ái và thoải mái ngắm cảnh. Tại điểm dừng cuối cùng sẽ có khoảng chưa đầy 10 phút nghỉ chuyến. Trong thời gian này sẽ có các nhân viên vệ sinh thực hiện công việc dọn dẹp các toa tàu như lau bàn, phủ bụi ghế, nhặt rác và thay vỏ bọc ghế ngồi, cho chuyến đi sau đảm bảo thật sạch sẽ.
Cảm giác an toàn: 50 năm kể từ ngày đưa vào hoạt động, số vụ tử vong trên tàu bằng 0
Vận hành tàu Shinkansen có một quy trình kiểm tra an toàn rất chặt chẽ bao gồm 4 cấp độ đó là kiểm tra hoạt động của tàu (2 ngày 1 lần); kiểm tra chéo (1 tháng 1 lần); kiểm tra bộ phận kéo tàu (1 năm rưỡi 1 lần); kiểm tra tổng quát (3 năm 1 lần). Lấy ví dụ như tàu Tokaido Shinkansen, có thể thấy mặc dù đã được đưa vào vận hành trên 50 năm nhưng chưa hề có một con số thương vong nào.
Bật mí điều làm nên sự tuyệt vời của tàu Shinkansen Nhật Bản khiến cả thế giới phải thán phục
Công nghệ tàu hiện đại
Tàu Shinkansen luôn được cải tiến thiết kế để cho ra đời những mẫu tàu hiện đại nhất, an toàn và khắc phục được những khuyết điểm của các mẫu tàu cũ. Vì thế khách hàng luôn có thể an tâm về độ an toàn và tốc độ nhanh của chuyến đi.
Kỹ thuật cao của người lái tàu
Những nhân viên lái tàu Shinkansen đều là những người có chuyên môn cao, người lái tàu có khả năng tính toán gần như tuyệt đối tàu cần phải chạy với vận tốc bao nhiêu để có thể đến bến đúng thời gian. Nhờ sự tính toán và điều khiển tàu một cách chuẩn xác mà hầu như tàu Shinkansen chưa từng trễ chuyến nào.
Những nhân viên dọn vệ sinh tàu
Sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên dọn tàu cũng là một trong những mấu chốt quan trọng giúp tàu có thể vận hành đúng thời gian bởi sự nhanh nhẹn của họ trong công việc. Những nhân viên này đã phải làm việc rất vất vả và tập trung để mang lại sự sạch sẽ, tiện nghi và tinh thần thoải mái cho những khách hàng du lịch trên các chuyến tàu shinkansen.
Quy định kiểm tra tỉ mỉ để đảm bảo vận hành an toàn
Bên cạnh 4 lớp kiểm tra vận hành tàu Shinkansen để đảm bảo sự an toàn, nhà điều hành còn thực hiện những quy trình kiểm tra khác ngoài tàu như kiểm tra đường rau, kiểm tra lớp đá lót đường ray và thay định kỳ để bảo vệ đường ray khỏi ma sát tốc độ ca và rung lắc từ đoàn tàu gây hỏng đường ray dẫn đến bất kỳ tai nạn đáng tiếc nào. Biết được quy trình kiểm tra tỉ mỉ nào chắc hẳn các khách hàng sẽ rất an tâm.
Hướng dẫn đi tàu Shinkansen ở Nhật
Cách mua vé, xem xét lộ trình đi
Trước khi mua vé đi tàu Shinkansen, bạn cần xem trước bản đồ các tuyến chạy của Shinkansen, hãy xác định địa điểm bạn muốn đến. Để mua vé bạn có thể đặt vé online và nhận vé tại các máy bán vé tự động hoặc Phòng vé Midori no guchi; hoặc mua trực tiếp tại nhà ga / máy bán vé tự động / phòng bán vé - midori noguchi (Ticket Office).
Quy định trên tàu
Nếu mang theo hành lý cồng kềnh, bạn cần phải đặt chỗ trước khi mua vé đi cao tốc Shinkansen cho hành lý hoặc chịu phí phạt là 1.000 yên. Quy định này được áp dụng cho những hành lý có tổng số đo chiều dài, chiều cao và chiều rộng trên 160cm.
Bài viết vừa rồi đã gửi đến các bạn những thông tin thú vị về tàu Shinkansen Nhật Bản, chúc các bạn có một chuyến đi thật thú vị trên những chuyến tàu cao tốc này nhé!