Sự thật ít ai biết về nguồn gốc bài hát người tình mùa đông

WeXpats
2021/05/17

 Trong không khí giá rét của trời đông với những cơn mưa phùn lâm thâm, chắc hẳn trong tâm hồn của mỗi người đều phản phất về những giai điệu ‘Người tình mùa đông’ để tự mình hoài niệm về những điều xa xăm.

 Tuy nhiên, nhiều người lại lầm tưởng đây là một bài hát nhạc Hoa lời Việt và không biết rõ xuất xứ về bài hát này. Để giúp bạn đọc có được cái nhìn rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ về nguồn gốc của bài hát ‘Người tình mùa đông’ – bài hát đi cùng năm tháng này nhé.

Mục lục

  1. Nguồn gốc ca khúc người tình mùa đông
  2. Phiên bản ca khúc người tình mùa đông tiếng Hoa
  3. Phiên bản ca khúc người tình mùa đông tại Việt Nam
  4. Nội dung bài hát người tình mùa đông – ca khúc làm lay động nhiều con tim yêu nhạc

Nguồn gốc ca khúc người tình mùa đông

Do nhạc sĩ Nakajima Miyuki sáng tác và được trình diễn đầu tiên bởi nghệ sĩ thu âm Chiaki Naomi vào năm 1977

 Người tình mùa đông là bài hát được viết lại bằng lời Việt từ ca khúc tiếng Nhật của nữ nhạc sĩ Nakajima Miyuki sáng tác với tên gọi Rouge vào nửa cuối thập niên 1970. Bài hát này được trình diễn lần đầu tiên bởi nghệ sĩ thu âm Chiaki Naomi vào năm 1977.

Các nguyên bản khác tại Nhật

 Vào lần đầu tiên ca khúc Rouge được phát hành do ca sĩ Chiaki Naomi trình bày, bài hát đã không thành công lắm vì không để lại nhiều ấn tượng cho khán thính giả. Đến 2 năm sau, năm 1979, một phiên bản self – cover bởi Miyuki Nakajima vẫn do ca sĩ Chiaki Naomi trình bày, được thu âm trong album ‘Okaerinasai’ kết hợp với phân phối bè của bài hát do nhạc sĩ Totsuka Osamu thực hiện đã gây được tiếng vang lớn. Theo đó, trong giai đoạn 1979 – 1980, album ‘Okaerinasai’ được đánh giá là album thành công lớn với vị trí Top 3 trong bảng xếp hạng Oricon và bán được 533 000 bản, điều này đã giúp cho bài hát Rouge được công chúng biết đến nhiều hơn.

 Một phiên bản khác của bài hát được thực hiện vào năm 1984 do nữ ca sĩ Ken Naoko cover trong album ‘Again’ của mình. Năm 1996, Nakajima Miyuki cho phát hành album có tên gọi ‘Daiginjo’ với 14 ca khúc nổi bật nhất của bà trong giai đoạn 1977 – 1995 được tuyển chọn, và tất nhiên trong đó có cả bài hát Rouge. Album này một lần nữa đạt được nhiều thành công với vị trí quán quân trong năm 1966 và bán được hơn 633 000 bản.

 Một phiên bản khác của ca khúc Rouge được chia sẻ rất nhiều trên Internet đó là phiên bản do nữ ca sĩ Fuji Ayako hát live trên sân khấu. Phiên bản này đã mang đến nhiều ấn tượng cho người xem.

Người tình mùa đông có nổi tiếng không?

 Tuy lần đầu tiên phát hành không gây được nhiều tiếng vang lớn nhưng Rouge lại rất thành công qua các bản cover của mình, đặc biệt là qua các ngôn ngữ tại các thị trường âm nhạc nước ngoài. Người ta có thể dễ dàng biết đến bài hát này thông qua các phiên bản tiếng Hoa, tiếng Anh hoặc tiếng Việt vì những phiên bản này rất nổi tiếng.

Phiên bản ca khúc người tình mùa đông tiếng Hoa

Sự thành công của bản cover

 Phiên bản nổi tiếng nhất của ca khúc Rouge chính là phiên bản tiếng Hoa với tên gọi ‘Người phụ nữ dễ bị tổn thương’ do nhạc sĩ Lô Đông Nhi phổ nhạc và ca sĩ Vương Tịnh Văn trình bày bằng tiếng Quảng Đông. Bài hát này được thu âm vào tháng 5 năm 1992 và được giới thiệu trong album Coming Home phát hành hôm 13/08/1992.

 Sau đó, bài hát này được sử dụng để làm một phần nhạc xen kẽ trong loạt phim truyền hình Đại Thời Đại phát sóng lần đầu vào tháng 10/1992. Theo đó, sự thành công của bộ phim cũng góp phần vào sự thành công của bài hát, đưa bài hát đến gần hơn với khán thính giả cũng như đây là khởi nguồn cho sự ra đời của nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau của bài hát này.

 Bên cạnh sự thành công của bài hát ‘Người phụ nữ dễ bị tổn thương’ thì cũng có thể kể đến các phiên bản tiếng Hoa khác của bài hát Rouge như:

- ‘Cảm tình biến vô dạng’ do ca sĩ Phương Đi Bình thể hiện bằng tiếng Đài Loan.

- ‘Tình trường lộ ảnh trường’ do ca sĩ Lương Nhạn Linh trình bày bằng tiếng phổ thông.

- ‘Tình nhân chi gian đích tình nhân’ do ca sĩ Thái Chánh Tiêu hát bằng tiếng phổ thông.

Phiên bản ca khúc người tình mùa đông tại Việt Nam

Ca sĩ phóng tác lại và hát thành công

 Bản lời Việt ‘Người tình mùa đông’ lần đầu được thể hiện bởi ca sĩ Như Quỳnh trong băng video Asia 6 với chủ đề ‘Giáng sinh đặc biệt’ vào năm 1994. Bài hát này do nhạc sĩ Anh Bằng viết lại lời Việt. Người tình mùa đông đã đem tên tuổi của Như Quỳnh vụt sáng ở hải ngoại ngay từ thời điểm đó và hình tượng cô gái khoác áo đỏ, đội mũ beret cũng trở nên bất tử trong lòng người hâm mộ từ đó.

Sự hưởng ứng của người dân về bài hát

 Người tình mùa đông đã gây được một tiếng vang lớn vào những năm giữa thập kỷ 1990. Vào thời đó, người ta có thể dễ dàng bắt gặp ca khúc này tại bất cứ đâu, từ những quán cafe, quán bar hay thậm chí là ở các kênh của đài phát thanh. Cho đến nay, mặc dù đã rất nhiều mùa đông trôi qua nhưng ‘Người tình mùa đông’ vẫn luôn luôn ở trong lòng của người hâm mộ và được khán giả đón nhận như là một tình khúc vượt thời gian.

Nội dung bài hát người tình mùa đông – ca khúc làm lay động nhiều con tim yêu nhạc

 So với Rouge là lời tâm sự của một cô gái từ thôn quê lên thành thị để theo đuổi cuộc sống mới và sau đó nhận ra rằng mình đã đánh mất con người vốn có của bản thân ngày xưa, thì ‘Người tình mùa đông’ bản Việt là ký ức của một chàng trai về mối tình đơn phương của mình với một cô thiếu nữ với tâm hồn trong sáng và ngây thơ nhưng lại có trái tim vô cùng lạnh lùng khi đối xử với chàng trai. Chính vì sự kết hợp giữa giai điệu sâu lắng cùng lời bài hát sâu sắc, bài hát này đã lay động biết bao con tim yêu nhạc thời đó.

 Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích và thú vị. 

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa đại chúng Nhật Bản/ Sự thật ít ai biết về nguồn gốc bài hát người tình mùa đông

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie