Cờ Nhật hay còn gọi là quốc kỳ của đất nước mặt trời mọc mang những ý nghĩa riêng biệt đối với người dân Nhật Bản và cũng đại diện cho quốc gia này trên trường quốc tế.
Mỗi một quốc gia đều có quốc kỳ riêng biệt và thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Cờ Nhật cũng là hình ảnh biểu trưng cho quốc gia này cũng như những người dân Nhật Bản. Để hiểu hơn về ý nghĩa của Quốc kỳ Nhật Bản, các bạn hãy cùng tìm hiểu qua thông tin sau đây.
Mục lục
- Quốc kỳ Nhật có hình dạng ra sao?
- Lịch sử của lá cờ Nhật – Quốc kỳ Nhật Bản
- Ý nghĩa của cờ Nhật Bản
- Hoạt động, lễ nghi, phong tục gắn với quốc kỳ ở Nhật
Quốc kỳ Nhật có hình dạng ra sao?
Tên gọi cờ Nhật
Cờ Nhật là Quốc kỳ đại diện hình ảnh cho đất nước này trên trường Quốc tế và cũng biểu trưng cho những người dân Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, Quốc kỳ được gọi là Nisshoki có nghĩa là cờ huy hiệu mặt trời. Tuy nhiên, tên gọi thông dụng hơn của cờ Nhật trong tiếng Nhật là Hinomaru có nghĩa là hình tròn của mặt trời, một số người thường gọi là lá cờ mặt trời.
Hình dạng cờ Nhật
Hình dạng lá cờ Nhật vô cùng đơn giản và dễ dàng nhận biết. Hình ảnh lá cờ này là một hình chữ nhật có nền trắng và một chấm đỏ lớn ở giữa tượng trưng cho mặt trời. Vậy nên khi nói đến Nhật Bản người ta thường gọi là xứ sở mặt trời mọc. Hình ảnh lá cờ Nhật Bản mang một đặc trưng riêng biệt mà ai cũng có thể dễ dàng nhận biết.
Nguồn gốc cờ Nhật
Hình ảnh lá cờ với một chấm đỏ trên nền trắng khá quen thuộc với mọi người khi nói về Quốc kỳ của Nhật Bản. Tuy nhiên nguồn gốc thực sự của cờ Nhật không phải ai cũng biết được. Theo một số ghi chép thì nguồn gốc của lá cờ này có từ đầu thế kỷ thứ 7. Trong đó mặt trời có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Nhật Bản và họ đã sử dụng ký hiệu này từ rất lâu trong quá khứ và ở thời điểm này là cờ Nhật được biết đến là Hiệu kỳ, một hình ảnh lá cờ với mặt trời và nhiều tia sáng xung quanh màu đỏ.
Đến thời kỳ cuối thế kỷ 16 và đến thời Mạc phủ Tokugawa thì cờ Nhật được sử dụng phổ biến hơn nhằm phân biệt thuyền Nhật với thuyền của ngoại quốc. Hinomaru được quy định là hiệu kỳ của Nhật Bản từ năm 1870 và là quốc kỳ được công nhận theo luật pháp Nhật.
Bài viết được tuyển chọn
Lịch sử của lá cờ Nhật – Quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản trước năm 1990 như thế nào?
Từ trước năm 1990, cờ Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước khi diễn ra thế chiến thứ 2, họ sử dụng cờ như một cách đánh dấu để mở rộng đế quốc của mình. Lúc này lá cờ Nhật Bản được sử dụng phổ biến tại những lễ kỷ niệm. Cờ Nhật Bản lúc này được sử dụng gần giống với cờ hiện tại, trong đó chấm tròn trọng tâm được dịch chuyển về gần cán cờ trái hơn và lá cờ được sử dụng cho mục đích dân sự, chính phủ và đại diện cho Quốc gia của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt thời gian bị Mỹ chiếm đóng, cờ Nhật được ít sử dụng nên lịch sử cờ Nhật trong thời gian này không quá nhiều và người dân Nhật cũng ít được biết.
Sau năm 1990 – Cờ Nhật Bản được thay đổi
Từ sau thế chiến thứ 2 cho đến khi Nhật Bản giành được hòa bình hoàn toàn thì những quy định về Quốc kỳ được đặt ra. Lúc này quốc kỳ của Nhật Bản chính thức được sử dụng là Hinomaru, lá cờ biểu tượng của Nhật Bản. Lúc này cờ Nhật được thay đổi về kích thước với những biến đổi nhỏ, tuy nhiên về mặt hình thức thì không có sự thay đổi quá nhiều.
Như vậy cờ Nhật chính thức được sử dụng là hình ảnh một lá cờ hình chữ Nhật với phông nền trắng cùng với một chấm tròn màu đỏ ở giữa tượng trưng cho mặt trời. Cờ Nhật được tung bay trên khắp đất nước Nhật và có những quy định riêng về người treo cờ cũng như cách treo cờ được Chính phủ đưa ra.
Ý nghĩa của cờ Nhật Bản
Màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình
Quốc kỳ của mỗi quốc gia sẽ có những ý nghĩa riêng biệt mà thông qua lá cờ có thể nói lên những niềm tự tôn dân tộc nhưng bản sắc văn hóa và đại diện của người dân quốc gia đó. Đối với cờ Nhật Bản, dù được thiết kế khá đơn giản là một chấm tròn trên phông nền trắng nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với người dân nơi này. Phông nền màu trắng của lá cờ đại diện cho sự thuần khiết, chính trực của phong cách sống đối với người Nhật Bản và màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành, nhiệt tình của người dân xứ sở mặt trời mọc. Ngoài ra màu trắng này còn thể hiện cho sự trang trọng đối với một lá cờ đại diện cho cả một dân tộc.
Biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu
Hình tròn màu đỏ là một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến nhiều người dễ nhận biết đó là cờ Nhật Bản. Dù là một chấm tròn đỏ đơn giản nhưng nó cũng mang những ý nghĩa to lớn đối với người Nhật và lá cờ của họ. Hình vòng tròn đỏ là hiện thân cho mặt trời và đó cũng là ý nghĩa cho tên gọi đất nước mặt trời mọc.
Hình tròn đỏ này không chỉ là một biểu tượng đơn giản là ánh mặt trời mà trong văn hóa của người Nhật thì vòng tròn đỏ này còn là hiện thân, đại diện của nữ thần Amaterasu. Đây là một vị thần mặt trời đã khai phá ra đất nước Nhật Bản theo các truyền thuyết của người bản cứ. Bà cũng là tổ tiên của những Thiên hoàng trong các câu chuyện thần thoại.
Hoạt động, lễ nghi, phong tục gắn với quốc kỳ ở Nhật
Lễ nghi: tưởng niệm, trường công lập…
Cũng như các quốc gia khác, cờ Nhật Bản được sử dụng trong những nghi thức đặc biệt của người Nhật, những dịp lễ quan trọng hay trong các lễ thượng kỳ, những buổi giao lưu quốc tế hay trong những buổi lễ tưởng niệm ở Nhật Bản thì cờ Nhật được sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra tại các trường công lập thì cờ Nhật cũng được sử dụng và các học sinh cũng sẽ chào cờ và hát quốc ca.
Tìm hiểu về các Hiệu kỳ có liên quan
Ngoài Quốc kỳ chính thì còn có những Hiệu kỳ khác tại Nhật Bản như Quân kỳ dành cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản và lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản sử dụng với tám tia mặt trời màu đỏ hướng ra ngoài và một viền màu vàng nằm xung quanh rìa lá cờ. Bên cạnh đó còn có Hiệu kỳ của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản với hình ảnh 16 tia mặt trời hướng ra ngoài.
Quốc kỳ Nhật Bản là hình ảnh lá cờ đại diện cho đất nước xứ sở mặt trời mọc này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của lá cờ này. Trên đây là những thông tin về lá cờ Nhật Bản cũng như những ý nghĩa đặc biệt của cờ Nhật giúp mọi người hiểu rõ hơn về Quốc kỳ của Nhật Bản.