Ở mỗi quốc gia, trang phục, ẩm thực, phong tục hay các nghệ thuật truyền thống,… lại có những đặc trưng khác nhau. Và Nhật Bản cũng vậy, xứ sở hoa Anh Đào được biết đến không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, hay những bộ phim hoạt hình đắt khách mà còn nổi tiếng với những nét đặc sắc trong văn hóa chỉ có tại nơi đây.
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản cũng như những bạn đang có dự định tới du lịch xứ sở xinh đẹp này!
Mục lục
- Trang phục Nhật Bản
- Ẩm thực Nhật Bản - nền ẩm thực đa dạng
- Sinh sống
- Phong tục chào hỏi
- Các ngày lễ kỷ niệm theo tuổi
- Tiếng Nhật - ngôn ngữ khó nhất nhì thế giới
- Sự kiện thường niên
- Nghệ thuật truyền thống
- Nghệ thuật thủ công
- Âm nhạc
- Văn học Nhật Bản
Trang phục Nhật Bản
“Kimono” được coi là một trong những trang phục truyền thống của Nhật Bản.
Kimono đôi khi được sử dụng để gọi chung tất cả các loại quần áo, nhưng nó được sử dụng với ý nghĩa là y phục Nhật nói chung, còn quần áo hàng ngày mặc thì vẫn được gọi là âu phục như các nước khác. Kimono được chia ra nhiều loại, chúng tôi sẽ giới thiệu 2 loại phổ thông là: Kurotomesode và Furisode.
【Kurotomesode】
Đây là loại kimono mà người phụ nữ mặc khi đã lập gia đình, hay khi dự lễ cưới của họ hàng người thân,….Một đặc trưng nữa là ở 5 vị trí: gấu áo, sau lưng, phía sau của hai cánh tay áo, trước ngực sẽ được đính biểu tượng của dòng họ.
【Furisode】
Furisode không giống các loại kimono khác, trang phục này có đặc trưng nổi bật là tay áo dài. Loại kimono này dành cho phụ nữ chưa kết hôn, họ sẽ mặc tại các buổi lễ tốt nghiệp ở trường, các nghi lễ như Lễ Trưởng Thành,… (※ Tham khảo)
Ẩm thực Nhật Bản - nền ẩm thực đa dạng
Vào tháng 12 năm 2015, “ẩm thực Nhật Bản” (văn hóa ẩm thực Nhật Bản) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. “ẩm thực Nhật Bản” ở đây không phải để chỉ món ăn mà là “Phong tục liên quan đến ẩm thực”.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có những nét đặc trưng sau:
【Cân bằng dinh dưỡng tốt】
Người ta nói rằng các bữa ăn của Nhật Bản dựa trên nguyên tắc “1 súp 3 rau”, nguyên tắc này được coi là lý tưởng cho việc cân bằng dinh dưỡng. Vì người Nhật chú trọng một bữa ăn ít dầu cũng như chất béo động vật, nên khi nấu, họ hạn chế dùng chất tạo ngọt hay dầu mỡ và sử dụng chính vị ngọt, vị béo của nguyên liệu nấu ăn. Những bữa ăn như thế này có thể ngăn ngừa béo phì và kéo dài tuổi thọ.
【Nhiều phương pháp nấu ăn】
Ở Nhật Bản có các phương pháp nấu ăn như “ninh”, “nướng”, “hấp”, “chiên”. Bởi có rất nhiều cách nấu ăn, nên từ cùng một nguyên liệu người Nhật có thể chế biết được các món ăn khác nhau một cách phong phú.
【Tận hưởng 4 mùa khác biệt rõ rệt】
1 năm có 4 mùa rõ rệt cũng là một trong những điều làm nên nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Nghe có vẻ không liên quan nhưng ở Nhật Bản, Tùy vào từng mùa mà cách bày trí món ăn hay đồ đựng thức ăn cũng sẽ khác. Họ sử dụng hoa và lá theo mùa để trang trí món ăn, và sử dụng chén bát phù hợp với mùa. Ví dụ như mùa Thu, người Nhật sẽ trang trí đồ ăn với lá đỏ hay sử dụng đồ đựng toát lên đặc trưng của mùa.
【Văn hóa ẩm thực có liên quan mật thiết với các sự kiện trong năm】
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã được hình thành bằng sự liên kết mật thiết với “các sự kiện thường niên” trong năm.
Qua các sự kiện thường niên trong năm, bằng việc chia sẻ đồ ăn, giao lưu ẩm thực hay cùng nhau dùng bữa, văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ lâu đã trở thành một công cụ giúp các thành viên trong gia đình, cũng như các vùng miền khác nhau trên khắp đất nước gắn bó chặt chẽ hơn.
Tham khảo: 農林水産省
Sinh sống
Ngôi nhà là một ví dụ điển hình cho văn hóa Nhật: có lối vào, sàn nhà, cửa trượt,… mang đậm phong cách kiến trúc chỉ có ở đất nước này. cùng xem một ngôi nhà Nhật sẽ có những nét đặc trưng kiến trúc nào nhé!
【Lối vào】
Nhà Nhật thường có chỉ có 1 lối vào chính được gọi là “genkan”, chúng ta sẽ cởi giày và đặt ở đây rồi mới vào nhà. Nhật Bản không giống những đất nước khác, việc cởi giày và đặt ngay ngắn (mũi giày hướng ra phía cửa ra vào để khi đi ra có thể dễ dàng xỏ luôn) trước khi vào nhà được coi là lễ nghi tối thiểu.
【Tokonoma】
Tokonoma là không gian trang trí các đồ vật nghệ thuật như đặt bình hoa, đồ gốm,… trong khoảng trống tường âm của căn phòng. Mặc dù được bố trí ở những góc tường âm không quá lớn trong phòng, nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của toàn bộ căn phòng. Thật độc đáo phải không nào!
【Hikido】
Hikido là cửa được đóng và mở bằng cách trượt trên đường trục. So với cửa mở thông dụng, Hikido có những ưu điểm như dễ mở và không cần không gian khi mở. Loại cửa này là thiết kế tối ưu đối với những căn nhà hẹp.
Phong tục chào hỏi
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về cách chào hỏi trong từng hoàn cảnh.
【Chào hỏi trong lần gặp đầu tiên】
Khi chào hỏi trong gặp mặt lần đầu tiên, người Nhật có phong tục là sẽ cúi đầu sau khi giới thiệu tên.
Nếu đó là khi gặp các đối tác kinh doanh, bạn sẽ trao đổi danh thiếp. Khi trao đổi danh thiếp, có những cách cư xử như: “đưa danh thiếp của bạn sau khi giới thiệu tên công ty và tên mình” hoặc “Nhận danh thiếp từ đối phương bằng 2 tay” (tuyệt đối không nhận bằng một tay),…
【Chào hỏi những người đã giúp đỡ mình】
Tại Nhật Bản, có những phong tục tặng tặng quà vào giữa năm, được gọi là “ochugen” hay “oseibo” – quà cuối năm để bày tỏ lòng biết ơn những người đã giúp mình. Thời gian tặng quà của “ochugen” là từ đầu tháng 7 đến khoảng giữa tháng 7, Và của “oseibo” là từ đầu tháng 12 đến khoảng ngày 20. Tuy nhiên, thời gian tặng quà này sẽ thay đổi tùy theo khu vực, vùng miền.
Người được nhận quà là các cấp cao trong công ty như giám đốc, hay họ hàng thân thích. Quà tặng sẽ là bánh kẹo, hoa quả hay đặc sản,… Việc xem xét mối quan hệ giữa mình và người nhận quà để quyết định quà tặng là điều rất quan trọng!
Các ngày lễ kỷ niệm theo tuổi
Shichi-go-san, lễ trưởng thành hay lễ mừng thọ,… là những lễ hội mang đậm văn hóa Nhật bản mà bất kỳ người con nào của xứ sở Anh Đào cũng biết tới.
【Shichi-go-san】
Một lễ hội được tổ chức nhằm cầu chúc sự phát triển khỏe mạnh của trẻ con. Lễ kỷ niệm của các bé gái là vào năm 3 tuổi và năm 7 tuổi, các bé trai là vào năm 3 tuổi và 5 tuổi.
Cách để kỷ niệm ngày này tùy thuộc vào mỗi người, nhưng phổ biến là vào giữa tháng 11, bố mẹ sẽ cho các bé mặc kimono và đến thăm đền chùa, hoặc chụp ảnh kỷ niệm tại một studio ảnh.
【Lễ trưởng thành】
Đây là lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm chúc mừng những người 20 tuổi (※). Ngày này sẽ được tổ chức vào thứ Hai đầu tiên của tháng 1 hàng năm, “Lễ trưởng thành” sẽ được tổ chức tại các cơ sở chính quyền địa phương. Vào ngày này, hầu hết những trường đại học, cao đẳng sẽ được nghỉ vì đa phần các sinh viên năm nhất, năm hai sẽ tròn 20 tuổi.
Khi tham gia lễ trưởng thành, nữ sẽ mặc kimono loại “furisode”, và nam sẽ mặc vest hoặc loại áo truyền thống gọi là “genbuku”,…Tuy nhiên, không có quy tắc cụ thể về trang phục dự lễ trưởng thành.
-
Hiện nay đang có sự thảo luận xoay quanh vấn đề thời gian tổ chức lễ trưởng thành, có thể từ năm 2022 trở đi, lễ trưởng thành sẽ được tổ chức khi 18 tuổi thay vì 20 tuổi. Hơn nữa thời gian và cách thức của các nghi lễ cũng có thể được thay đổi.
【Lễ mừng thọ】
Ở Nhật Bản, lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức vào những độ tuổi sau:
-
Hoàn lịch … 60 tuổi
-
Cổ hi … 69 tuổi
-
Hỉ thọ … 76 tuổi
-
Lễ mừng thọ 80 tuổi … 79 tuổi
-
Lễ mừng thọ 88 tuổi … 87 tuổi
-
Lễ mừng thọ 90 tuổi … 89 tuổi
-
Bạch thọ … 98 tuổi
-
Bách thọ … 99 tuổi
-
Lễ mừng thọ 100 tuổi … 100 tuổi
Không quy định cách hay nghi thức để ăn mừng những dịp này, thường sẽ là những bữa tiệc thân mật giữa các thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
Tiếng Nhật - ngôn ngữ khó nhất nhì thế giới
Dưới đây sẽ là những nét đặc trưng của tiếng Nhật:
【Kính ngữ】
Trong tiếng Nhật, có nhiều loại kính ngữ, và chúng được sử dụng tùy vào mối quan hệ giữa người nói với đối phương và hoàn cảnh nói.
Tôn kính ngữ được sử dụng khi nói chuyện với người trên như cấp trên trong công ty hay người lớn tuổi,…Ví dụ như khi muốn nói về hành động “đi” hay “đến” của đối phương, thay vì nói “iku” hay “kuru”, chúng ta sẽ dùng tôn kính ngữ “irassharu”. Điều này nhằm thể hiện sự tôn kính của người nói với người nghe.
Khiêm nhường ngữ là trường hợp ngược lại của tôn kính ngữ, nó được sử dụng khi người nói muốn hạ mình, thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Ví dụ như khi muốn nói về hành động “đi” hay “đến” của bản thân, thay vì nói “iku” hay “kuru”, chúng ta sẽ dùng “ukagau”.
Lịch sự ngữ được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng với người nghe và người đọc. Ngoài “です”, “ます” và “ございます” ở cuối câu, người nhật thường thêm tiền tố “O” vào đằng trước các danh từ như “rượu sake” – “Osake”, “trà” – “Ocha” để thể hiện sự lịch sự.
【Cách nói mập mờ】
Trong nhiều trường hợp, người Nhật không nói rõ ràng ý kiến hay suy nghĩ của bản thân, giống với “maybe” trong tiếng Anh. Họ sợ sẽ làm phật lòng đối phương, hay đơn giản chỉ là cách nói này đã ăn sâu vào máu người Nhật như một nét văn hóa lâu đời.
-
Ví dụ: Người Nhật sẽ trả lời: “Không sao” hoặc “Tôi ổn” cho câu hỏi “Bạn có muốn làm không?” (Nói bằng tiếng Việt thì những cách nói này có vẻ đã khá rõ ràng, nhưng nếu nói bằng tiếng Nhật thì với câu trả lời “daijoubu” hay “iidesu”, người nghe sẽ rất khó để biết là “có” hay “không”, vì trong tiếng Nhật “daijoubu” hay “iidesu” là cách nói mang cả 2 nghĩa “có” và “không”)
-
Hoặc cách nói: “Đóng cửa cho đến ngày 5” (người nghe / đọc sẽ mơ hồ không biết liệu ngày 5 kia có phải là ngày nghỉ hay không)
【Lược bỏ chủ ngữ】
Trong tiếng Nhật, nếu chủ ngữ là “tôi” hoặc “bạn (người nghe)” thì hầu hết sẽ bị lược bỏ.
-
“Ogenkidesuka?” (“Bạn” bị lược bỏ)
-
“itadakimasu” (“Tôi bị lược bỏ”)
Sự kiện thường niên
Nhật Bản có rất nhiều các sự kiện trong năm, dưới đây là những sự kiện tiêu biểu:
-
Năm mới (tháng 1)
-
Tiết phân (ngày 3 tháng 2)
-
Lễ hội đào (ngày 3 tháng 3)
-
Ngày lễ trẻ em (5/5)
-
Ngưu Lang Chức Nữ (ngày 7 tháng 7)
-
Lễ hội Obon (từ ngày 13 tháng 8 đến khoảng 16 ※)
Ngoài những ngày lễ trên, còn có những ngày kỷ niệm như: “Ngày của mẹ” (Ngày chủ Nhật cuối cùng của tháng 5), “Ngày của cha” (Ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6), “Ngày công dân cao cấp” (Thứ hai của tuần thứ thứ ba của tháng 9). Vào những ngày kỷ niệm này, Người Nhật sẽ gửi lời cảm ơn, tặng quà đến cha mẹ và ông bà.
* Thời gian khác nhau tùy thuộc vào khu vực.
Nghệ thuật truyền thống
Về nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, dưới đây là các ví dụ tiêu biểu:
【Nghệ thuật truyền thống】
-
Kịch Kabuki
-
Múa rối Bunraku
-
kịch No
【Nghệ thuật đại chúng】
-
Rakugo
-
Nghệ thuật Cắt giấy
-
Hòa thê
-
Kể chuyện lịch sử
-
Nhào lộn
Thời gian tổ chức và khu vực tổ chức khác nhau tùy vào khu vực.
Nếu bạn quan tâm, hãy tham khảo qua internet để biết chi tiết hơn nhé!
Tham khảo:文化庁
Nghệ thuật thủ công
Nhật Bản nổi tiếng với nhiều nghệ thuật thủ công tinh xảo, đẹp mắt, dưới đây là những loại nghệ thuật thủ công nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc:
-
Cắm hoa
-
Trà đạo
-
Cây cảnh
-
Thư pháp
Đây là những nghệ thuật thủ công trứ danh độc đáo của Nhật Bản. Hiện nay chúng đang được nhắm tới việc trở thành di sản văn hóa phi vật thể.
Tham khảo:文化庁
Âm nhạc
Âm nhạc truyền thống Nhật Bản gồm có: “Gagaku” được chơi trong các nghi lễ của triều đình, cung điện và “Nagauta” được biểu diễn ở các sân khấu nhạc kịch.
Nhạc cụ được sử dụng trong các bản nhạc này được gọi là “wagakki” – các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật. Vốn dĩ những loại nhạc này có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng trải qua nhiều thời đại lịch sử, “Gagaku” và “Nagauta” đã được định hình, phát triển và trở thành nét văn hóa âm nhạc của riêng nơi đây.
【Nhạc cụ gió】
-
Shakuhachi
-
Ryutei
【Nhạc cụ có dây】
-
Đàn Cầm
-
Đàn 3 dây
【Nhạc cụ gõ】
-
Trống to
-
Trống nhỏ
Văn học Nhật Bản
Về văn học Nhật Bản, có các ví dụ tiêu biểu sau:
-
Thơ Haiku gồm có 17 âm tiết , cấu tạo theo kiểu 5-7-5
-
Đoản ca Tanka, với 31 âm tiết cầu tạo theo kiểu 5-7-5-7-7
-
Trường ca Nagauta, lặp lại (5 · 7) 3 lần trở lên và dừng lần cuối với 7 âm
-
Kịch bản Kịch, Tuồng: Kịch bản để diễn Kịch, Tuồng
-
Tiểu thuyết: Những câu chuyện hư cấu được viết bằng văn xuôi (không cố định hình thức câu)
Có những hạn chế như thơ Haiku có 17 âm, Đoản ca có 31 âm, người viết sẽ thể hiện tình cảm và cảm xúc trong đó. Haiku, Tanka và Nagauta được gọi chung là “Thơ (Shiika)”.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản, bạn thấy thế nào? điều gì làm bạn ấn tượng?!
Nội dung chủ đề lần này được giới thiệu một cách khách quan, vì vậy nếu bạn có quan tâm tới lĩnh vực nào đó, hãy kiểm tra và tìm hiểu thêm tại các trang web chính nhé!