Diệt côn trùng - kinh nghiệm du học sinh nhật bản cần phải biết

WeXpats
2019/12/23

Khi chuẩn bị đi du học Nhật Bản, các bạn du học sinh chắc hẳn sẽ cần tìm hiểu về thiên nhiên, con người cũng như cuộc sống tại quốc gia xinh đẹp này để trang bị những kiến thức vững vàng cho hành trình du học Nhật Bản của mình. Và một trong những vấn đề nhiều bạn trẻ quan tâm nhất chính là Nhật Bản nổi tiếng sạch sẽ như thế liệu có loài côn trùng đáng ghét nào hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau nhé.

Các loại côn trùng trong nhà ở Nhật.

Gián

Hầu hết các loài gián thích môi trường nóng ẩm nên thông thường, những sinh vật khó chịu này sẽ xuất hiện trong những tháng mùa hè (khoảng tháng Sáu đến tháng Chín), khi thời tiết ấm áp, nhưng một số xuất hiện sớm nhất vào tháng Tư. Tuy nhiên chúng vẫn đã phát triển để thích nghi với mùa đông khắc nghiệt ở Nhật Bản nên nếu bạn thấy một hay nhiều con gián xuất hiện trong nhà mình vào mùa lạnh thì cũng đừng quá ngạc nhiên.

Gián thường xuyên ẩn nấp tại các khu ống cống ẩm thấp và những nơi không thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ như gầm tủ, nhà kho,... đây đều là môi trường sinh trưởng của rất nhiều loại vi rút, vi khuẩn độc hại như e coli, salmonella, khuẩn tụ cầu cùng cách kí sinh trùng như giun móc, sán đũa, sán dây... 

Vì vậy khi gián bò vào thức ăn, quẩn áo, hay những nơi nơi sinh hoạt của con người cũng là lúc những mầm bệnh này theo chúng tới nhiễm cho con người. Một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ do gián làm tác nhân trung gian mang lại là mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... . Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn có thể tăng nếu nhà bạn bị nhiễm gián. 

Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ. Gián không chỉ là loài vật trung gian truyền bệnh, khi không có thức ăn chúng có thể phá hỏng đồ đạc sách về thậm chí gặm chân tay của con người lúc ngủ, trở thành một trong những loại côn trùng nguy hiểm xung quanh con người.

Rệp, nhặng

Rệp, nhặng tường xuất hiện quanh năm ở những nơi ẩm mốc và không được vệ sinh sạch sẽ, vì vậy chúng cũng chính là một trong những tác nhân trung gian gây bệnh cho con người, sau đây là một số mầm bệnh cũng như tác hại mà các loài sinh vật này gây mê.

Đầu tiên là con rệp, chúng là loài ký sinh, sống hoàn toàn dựa vào việc hút máu của các sinh vật khác. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế có khi nó đẻ vào cả giấy, vải... Chúng có thể sống sót trong thời gian dài mà không cần ăn cho đến khi tìm được vật chủ mới. Tùy thuộc vào giai đoạn sống của nó, loài rệp có thể mất 3 phút 15 phút để có một bữa ăn đầy đủ.

Theo nhiều báo cáo của bác sĩ, rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q, viêm gan B. Chúng là loài côn trùng rất khó để tiêu diệt, có thể lây lan khắp nơi và gần như không thể kiểm soát được.

Ruồi nhặng thường xuất hiện tại những bãi rác thải, những nơi kém vệ sinh như cống rãnh, các bãi phân... vì thức ăn của chúng thực phẩm và chất thải của con người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử… 

Ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn (ngoại tiêu và nội tiêu hoá, nghĩa là nước bọt tiết ra đã phân giải một phần thức ăn trước khi hút vào miệng trở lại) và chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh và ngoài ra, còn có những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi và được chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Vì vậy, ruồi nhặng là vật trung gian truyền một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, thương hàn và các bệnh giun sán, nấm… 

Muỗi

Muỗi là loài côn trùng đã quá quen thuộc với con người, chúng sinh sôi chủ yếu ở những nơi ẩm thấp, nhiều ao tù nước động, và những nơi cây cối um tùm. Cũng giống như loài rệp, muỗi cái sống chủ yêu dựa vào việc hút máu người làm thức ăn nên việc lây nhiễm mầm bệnh là điều vô cùng hiển nhiên.

Các loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất mà muỗi gây ra cho con người là sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, bệnh viêm não ngựa, Virus Chikungunya, Sốt vàng da. Ngoài ra còn có nhiều loại bệnh khác khác do muỗi là vật trung gian truyền máu từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. 

Ở Nhật, vào mùa hè, bạn sẽ hiểu thế nào là cảm giác ngột ngạt, khó chịu, ngứa ngáy tột cùng khi phải chống chọi với hàng đàn muỗi trong khi chờ xe buýt, hoạt động ngoài trời dưới cái nóng oi bức.

Sản phẩm diệt côn trùng trong nhà 

Do tính chất nguy hại của các loại côn trùng nên việc phòng tránh và tiêu diệt chúng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn hạn chế được côn trùng trong nhà ở của mình. Thuốc được chia làm 2 loại chính là diệt côn trùng (殺虫剤 sacchuuzai) hoặc phòng chống côn trùng (防虫剤 bouchuuzai).

Thuốc xịt

Thuốc xịt côn trùng được xem là biện pháp nhanh gọn và hiệu quả nhất để diệt trừ các loại côn trùng xuất hiện trong nhà của bạn. Thuốc này thường được sử dụng để xịt vào gián. Nếu muốn phòng chống gián, bạn có thể xịt vào khe cửa, các ngách nhỏ trong nhà để phòng gián xâm nhập. 

Tuy nhiên do chứa nhiều hợp chất hoá học nên khi sử dụng bạn nên lưu ý sử dụng với hàm lượng vừa đủ và để xa tầm tay trẻ em. Bạn có thể rời đi một nơi khác ngay sau khi phun thuốc trở lại sau 1 đến 2 giờ đồng hồ để đảm bảo thuốc tan hết. 

Thuốc keo

Thuốc keo được sử dụng nhiều với các loại vật dụng bằng gỗ vì có tác dụng diệt trừ mối, mọt không làm yếu tính chất cơ lý của gỗ, mà càng làm tăng độ bền kéo dài thời hạn sử dụng. Bạn cũng thể dùng keo thuốc tại các khe nứt ở vách tường, bàn ghế, giường tủ... để xua côn trùng hoặc bẫy diệt chúng.

Thuốc dạng hũ

Thuốc dạng hũ được sử dụng để làm suy yếu hoặc giết chết côn trùng (gián, nhặng). Bạn có thể đặt chúng ở những góc mà côn trùng thường tụ tập. Nếu là để giết gián, bạn nên đặt ở trong tủ, trong góc kẹt, tủ quần áo. Sau khi bóc seal, thuốc này thường có tác dụng trong khoảng vài tuần. 

Thuốc dạng khói

Thuốc dạng khói là biện pháp diệt côn trùng mạnh nhất và triệt để nhất. Sau khi đã đảm bảo sao cho đồ ăn, thức uống được cất an toàn trong tủ hoặc hộp kín, bạn sẽ mở nắp của chai thuốc để khói tràn ra khắp nhà để diệt hết tất cả côn trùng có trong nhà. Vì khói thuốc rất độc nên bạn cần đem người thân, vật nuôi đi nơi khác trong vài tiếng và khóa chặt cửa không để khói tràn ra. Ngoài ra, vì đây là dạng khói nên thuốc sẽ có thể kích hoạt hệ thống báo cháy trong nhà nên bạn cần vô hiệu hóa hệ thống này 1 thời gian. Tốt nhất là bạn nên sử dụng thuốc này trước khi dọn hẳn vào nhà mới nhé.

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm được những biện pháp hữu ích để diệt trừ các loại côn trùng gây hại, từ đó tận hưởng cuộc sống du học sinh Nhật Bản một cách trọn vẹn nhất nhé!

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Du học Nhật Bản/ Cuộc sống sinh viên ở Nhật Bản/ Diệt côn trùng - kinh nghiệm du học sinh nhật bản cần phải biết

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie