Nói tới Nhật Bản chắc chắn không thể không nói tới Samurai. Không chỉ là những võ sĩ đơn thuần, Samurai còn thể hiện cho tinh thần của con người Nhật Bản.
Samurai Nhật Bản có gì đặc biệt mà khiến nhiều người phải ngưỡng mộ tới vậy? Đó là nguồn cảm hứng khiến bao nhà khoa học, nhà văn, thậm chí là doanh nhân muốn khai thác để ngưỡng mộ và học hỏi. Có nhiều điều về samurai mà bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
- Samurai là gì?
- Sự ra đời của các samurai Nhật Bản
- Những đặc trưng làm nên samurai Nhật Bản
- Những samurai Nhật Bản huyền thoại
Samurai là gì?
Tên gọi samurai
Samurai có nguồn gốc từ chữ “thị” có nghĩa là người hầu, người đảm nhận công việc bảo vệ lãnh chúa thời phong kiến Nhật Bản xưa. Hiện nay thì samurai thường được nhắc tới với 2 nghĩa. Thứ nhất có nghĩa là một bộ phận tầng lớp võ sĩ ở Nhật Bản. Cách hiểu thứ hai thì đơn giản là tầng lớp võ sĩ.
Samurai là ai? Có vai trò gì?
Mọi người thường biết tới samurai là những võ sĩ đạo. Nói chung, samurai là tầng lớp võ sĩ. Đó là những người có nghĩa vụ bảo vệ những người có thân cao quý trong hoàng tộc thời phong kiến xưa ở Nhật Bản. Samurai xuất hiện bắt đầu từ Heian tức 794 đến 1185.
Bài viết được tuyển chọn
Sự ra đời của các samurai Nhật Bản
Sự ra đời của samurai
Samurai lần đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 trong triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên. Khi đó, samurai được thiết lập tạo thành một đội quân chiến binh trung thành, bảo vệ cho các tướng quân, các nhân vật quan trọng của dòng họ. Muốn trở thành samurai thì cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố đó là trung thành, can đảm và danh dự.
Ảnh hưởng của Samurai đối với văn hóa Nhật Bản
Có thể nói tinh thần võ sĩ đạo là giá trị cốt lõi của tâm hồn người dân Nhật Bản. Đó là tinh thần của những con người cảm tử, dám dũng cảm, hy sinh vì giá trị chung của đồng loại, nòi giống của mình. Nhất quyết trung thành, không hai lòng, không đổi dạ. Tinh thần võ sĩ đạo nổi tiếng đến mức mà hiện nay, các công ty của Nhật Bản đều cố gắng ứng dụng vào văn hóa doanh nghiệp của mình.
Những đặc trưng làm nên samurai Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ đạo: 7 quy tắc đạo đức
-
Nghĩa: samurai phải là những người có tinh thần chính nghĩa. Đây được ví như xương sống của tinh thần võ sĩ đạo. Samurai là những người có tài, học vấn uyên thâm đặc biệt là có tinh thần chính nghĩa cực cao.
-
Dũng: có nghĩa là dũng khí trong chính nghĩa. Một võ sĩ đạo không thể là thật thụ nếu “hữu dũng vô mưu”. Họ phải là người “dũng khí chân chính”, có lòng can đảm đem lại những việc làm ý nghĩa.
-
Nhân: có nghĩa là tấm lòng nhân từ, lòng trắc ẩn với những kẻ yếu thế hơn mình. Đây chính là phẩm chất của một samurai chân chính.
-
Lễ: đó là sự khiêm nhường, sự tôn trọng cảm xúc của người khác. Điều này chính xác là thái độ, cách ứng xử trong cuộc sống của một võ sĩ đạo.
-
Chân thành: samurai không bao giờ nói 2 lời. Sự dối trá là biểu hiện của sự hèn nhát. Những võ sĩ chân chính luôn coi lời nói là bảo chứng cho niềm tin của họ dành cho người khác và ngược lại.
-
Danh dự: samurai là người phải biết tự xấu hổ. Võ sĩ đạo là người sống rất thanh cao, không làm điều sai trái để hổ thẹn với lương tâm của mình.
-
Trung nghĩa: lòng trong thành tuyệt đối với chủ nhân là chính yếu của một võ sĩ đạo chân chính. Tuy nhiên, đó cũng có thể bị trở thành “ngu trung” nếu không dám nói chủ nhân sai, bảo vệ chính kiến của cá nhân.
Vũ khí
Katana chính là vũ khí của các samurai. Những thanh kiếm Katana thiết kế dài để dù giữ khoảng cách với đối thủ nhưng vẫn có thể hạ nhất trong chớp mắt. Đây là loại vũ khí mà các samurai sử dụng trong chiến trường để chiến đấu.
Trang phục của samurai
Ngày xưa thì samurai có trang phục chính là kimino kết hợp cùng với khố, quần rộng, có tất tách các ngón, đi bằng guốc gỗ. Đây cũng là trang phục truyền thống của các samurai thời đó. Dần về sau thì samurai mặc những trang phục được làm bằng chất liệu tốt hơn, từ lụa rất mềm, mát. Đặc biệt là tầng lớp samurai cao cấp thường sẽ mặc các trang phục như vậy.
Những samurai Nhật Bản huyền thoại
Hojo Ujitsuna (1487-1541)
Hojo Ujitsuna là con trai của Hojo Soun, cũng là người sáng lập ra dòng họ Hojo có phần kiểm soát lớn vùng Kanto. Số mệnh của ngài gắn liền với thời kỳ chiến loạn thời Edo năm 1524. Vào những năm đầu thế kỷ 15, gia tộc Hojo do ngài sáng lập là một trong những gia tộc thống trị ở Nhật Bản.
Uesugi Kenshin (1530-1578)
Uesugi Kenshin không phải xuất thân là một samurai mà là một lãnh chúa. Ngài là một người vô cùng mạnh mẽ, chính là người lãnh đạo cả gia tộc lớn Nagao trong thời kỳ nội chiến giữa các gia tộc ở Nhật Bản.
Shimazu Yoshihisa (1533 – 1611)
Ngay từ khi còn trẻ, Shimazu Yoshihisa đã thể hiện mình là một vị tướng giỏi thông qua việc chinh phục được nhiều nơi tại vùng Kyushu. Thành công vang dội của ngài khiến cho các samurai thuộc hạ vô cùng kính phục.
Hattori Hanzo (1542 – 1596)
Theo sử sách ghi lại thì đây là một samurai có khả năng sinh tồn vô cùng mạnh mẽ. Ngài chiến thắng hầu hết các trận chiến. Ngài chính là hiện thân của một samurai mạnh mẽ, trung thành. Hình ảnh của ngài được khắc ở lối đi vào Cung điện Hoàng gia hiện nay.
Mori Motonari (1497-1571)
Là một samurai trở thành lãnh chúa thống lĩnh cả 11 tỉnh vùng Chugoku thời bấy giờ, ngài được ví như một huyền thoại của Motonari.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về samurai trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tinh thần của con người đất nước Nhật Bản!