Văn hóa trong công ty Nhật - những quy tắc phải biết | Phần 1

WeXpats
2021/01/25

 Chào các bạn, mình là Đức, đến từ WeXpats. Rất vui vì được gặp lại tất cả các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Vậy là một mùa hoa anh đào nữa lại về.Cũng là mùa nhập công ty của các bạn sinh viên mới ra trường ở Nhật.Dù bạn là sinh viên của các trường Senmon hay Đại học,nếu bạn đang ở Nhật, tất cả các bạn phải hoàn thành hoạt động xin việc của mình trước tháng 4 hàng năm.Kể từ ngày 1/4, tất cả các bạn sẽ phải vào công ty để bắt đầu công việc của mình.

 Tại các công ty Nhật Bản, có rất nhiều những quy tắc mà ngay cả người Nhật cũng không thể lý giải được như : vị trí ngồi, cách đi hay cách đứng.Hầu như các bạn sẽ được học qua khi vào công ty.Hôm nay, trong bài viết này, với tư cách là một người mới vào công ty chúng mình sẽ truyền tải cho các bạn tất cả những điều đó.Hi vọng sẽ nhận được sự đón đọc của các bạn.

 Mục lục

  1. Vị trí ngồi trong phòng họp
  2. Cách trao đổi danh thiếp
  3. Vị trí ngồi trong ô tô
  4. Vị trí đứng trong thang máy
  5. Vị trí khi đi cầu thang cuốn

 Trước khi vào bài viết, chúng mình cần các bạn nắm vững hai cụm từ tiếng Nhật sau

上座(かみざ): Ghế dành cho người bề trên, có chức vụ câu

下座(しもざ): Ghế dành cho người bề dưới, có chức vụ thấp hơn

Bạn có đang loay hoay tìm kiếm việc làm tại Nhật?
Bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với bản thân chưa? Muốn biết các công ty tiếp nhận người nước ngoài Phiền não về kế hoạch nghề nghiệp tại Nhật Không biết có thể làm được công việc nào với visa hiện tại
WeXpats Agent hỗ trợ tận tình những khó khăn của bạn khi tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản! Miễn phí Thử trao đổi với WeXpats Agent

Vị trí ngồi trong phòng họp

Trường hợp 1 : Phòng tiếp khách

 Đối với những bạn đang đi làm ở công ty Nhật, chắc chắn sẽ có không ít một lần phải tiếp đón khách hàng khi tới công ty. Nếu họ muốn tới gặp giám đốc của bạn, khi đó, nơi bạn phải hướng dẫn họ tới không phải là phòng giám đốc, mà là phòng tiếp khách. Bời vì, giám đốc của bạn sẽ cần phải chuẩn bị, không phải lúc nào cũng trong trạng thái tiếp khách được. Về vị trí của chỗ ngồi, các bạn cần phải nhớ như sau. Khách hàng là thượng đế, vì vậy họ sẽ ngồi ở vị trí cao nhất. Vị trí cao nhất sẽ là góc trong cùng của phòng khách, nơi cách xa cánh cửa nhất. Lý giải cho điều này, các bạn có thể nhớ đơn giản như sau. Vào thời đại Samurai của Nhật, thường có các vụ bị phóng thích bởi thích khách. Nếu bạn đang ở trong phòng, ngồi trong cùng, xa cửa nhất, quay mặt ra cửa, thì khi có thích khách, bạn sẽ dễ dàng phát hiện và nhanh chóng lẩn trốn để đảm bảo tính mạng. Do đó mà vị trí ở góc phòng, nơi cách xa cửa nhất sẽ là vị trí an toàn và trang trọng nhất.Điều này không chỉ áp dụng ở phòng tiếp khách, mà còn áp dụng kể cả khi bạn đi ăn ở các nhà hàng truyền thống với khách hàng là người Nhật. ( Tham khảo nửa bên phải ở hình minh họa phía trên )

Trường hợp 2 : Phòng hội nghị

 Trái ngược với phòng khách, vị trí ngồi trong phòng hội nghị sẽ thay đổi. Ở trường hợp này, các bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh hội đàm thủ tướng Nhật Bản và Việt Nam hay xuất hiện trên truyền hình. Thủ tướng của hai nước sẽ ngồi chính giữa bàn họp, các lãnh đạo sẽ ngồi hai bên, phiên dịch viên thì sẽ ngồi đằng sau lưng

Cách trao đổi danh thiếp

 Khi trao đổi danh thiếp, cần phải cầm danh thiếp cẩn thận bằng hai tay như trong hình vẽ, khi nhận danh thiếp của đối phương, chúng ta sẽ không nói 『もらいます』hay 『いただきます』, mà chúng ta nói『ちょうだいします』có nghĩa là xin nhận, mặc dù về mặt ý nghĩa, cả 3 cụm từ này đều giống nhau. 

 Về thứ tự trao danh thiếp, chúng ta cần nhớ như sau.Về phía khách hàng ( bên trên hình minh họa ) có giám đốc A1 và nhân viên A2, về phía công ty bạn ( bên dưới hình minh họa ) có giám đốc B1 và bạn là nhân viên B2, thì thứ tự trao danh thiếp sẽ giống như trong hình vẽ

  1. Hai giám đốc A1 và B1 sẽ trao danh thiếp đầu tiên

  2. Tiếp theo, nhân viên phía khách hàng A2 và giám đốc B1 trao danh thiếp

  3. Tiếp theo, giám đốc A1 và nhân viên B2 sẽ trao đổi với nhau

  4. Cuối cùng, hai nhân viên A2 và B2 sẽ trao đổi với nhau

Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra được, đừng quên theo dõi kênh YouTube WeXpats TV để trải nghiệm thực tế qua video nhé.

WeXpats TV - Kênh truyền thông của người Việt tại Nhật

Vị trí ngồi trong ô tô

Trường hợp 1 : Ô tô là Taxi bên ngoài

 Hãy tham khảo nửa hình bên phải của tranh minh họa. Nếu bạn và mọi người cùng gọi Taxi, đừng quên rằng, vị trí đằng sau tài xế là vị trí cao nhất, và vị trí bên cạnh tài xế là thấp nhất. Tại sao lại vậy, bởi nếu không may xảy ra tai nạn, vị trí đằng sau tài xế là an toàn nhất. Người ngồi cạnh tài xế thường đảm nhiệm vai trò thanh toán, nên đó là vị trí của người có cấp bậc thấp nhất

Trường hợp 2: Ô tô là xe của công ty

 Hãy tham khảo nửa hình bên trái của tranh minh họa. Trái ngược hoàn toàn với Taxi, đây là trường hợp mọi người sử dụng xe của công ty, và người lái là một trong những người đi cùng. Khi đó, vị trí cao nhất sẽ là cạnh người lái, để có thể dễ dàng chỉ đạo mọi thứ.

Vị trí đứng trong thang máy

Trường hợp 1 : Thang máy chỉ có 1 bảng điều khiển

 Hãy tham khảo nửa hình bên phải của tranh minh họa.Với trường hợp này, hãy nhớ rằng, vị trí thấp nhất cần đảm nhiệm vai trò đứng để điều khiển mở cửa và đóng cửa. Sếp sẽ là người bước vào thang máy đầu tiên, sau đó là các nhân viên.Hãy thử tưởng tượng ra rằng, trong lúc thang máy công ty đông đúc, nếu sếp của bạn không vào thang máy trước, thì bao giờ mới tới lượt. 

Trường hợp 2: Thang máy có 2 bảng điều khiển

Hãy tham khảo nửa hình bên trái của tranh minh họa.Khi này, trái ngược với trường hợp 1, vị trí 3 và 4 sẽ tráo đổi cho nhau.

Vị trí khi đi cầu thang cuốn

 Có một điều mà bạn cần phải nhớ ở đây là : Sếp của bạn luôn đứng ở vị trí cao hơn bạn. Khi bạn lên thang cuốn, xếp của bạn sẽ đi trước. Thế nhưng, khi bạn xuống thang cuộn, sếp của bạn lại xuống sau. Lý giải cho điều này, bạn chỉ cần tưởng tượng ra rằng, nếu không may sếp của bạn ngã từ trên cao xuống, người cấp dưới là bạn sẽ đảm nhận vai trò giữ ông ấy lại.

 Như các bạn đã thấy, có quá nhiều quy tắc phải học đúng không ạ.Tục ngữ của Việt Nam và Nhật Bản có câu『郷に入っては郷に従え』 , nghĩa là nhập gia thì tùy tục. Để xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cũng như để mọi thứ ở nơi làm việc diễn ra trôi chảy, hi vọng các bạn sẽ nắm vững được những quy tắc này. Đừng quên theo dõi kênh để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác về nước Nhật Một lần nữa, cảm ơn các bạn đã theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Đọc thêm : CV tiếng Nhật và cách viết đổ gục nhà tuyển dụng

Chia sẻ : Nguyễn Đức - Du học sinh Yokohama

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Làm việc tại Nhật/ Văn hóa làm việc tại Nhật Bản (tác phong, tiền lương, thăng tiến sự nghiệp)/ Văn hóa trong công ty Nhật - những quy tắc phải biết | Phần 1

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie