Nghệ thuật bonsai nền nghệ thuật nổi tiếng lâu đời của Nhật Bản, niềm tin và niềm hy vọng vào triết lý bonsai của nhân dân nhật bản.
Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản được biết đến là một biểu tượng trong giới nghệ thuật mà bất cứ ai có hứng thú về làm đẹp các loại cây đều phải trầm trồ trước vẻ đẹp tinh tế của nó. Nhắc đến nghệ thuật bonsai đây không đơn giản là cắt tỉa các cành cây, lá hoa mà đặc biệt hơn chính là sự khéo léo trong cách uốn nắn và làm đẹp cả thân và rễ cây, đây được xem là loại hình nghệ thuật nổi bật của Nhật Bản. Cùng tìm hiểu một số đặc điểm về sự hình thành của loại hình nghệ thuật cây cảnh trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Định nghĩa về bonsai
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về nghệ thuật Bonsai, có rất nhiều khái niệm khác nhau về nghệ thuật bonsai.
Bonsai có nghĩa là cây cổ thụ làm nhỏ lại, tiếng Nhật: 盆栽; Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây trồng trong chậu" là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh. Những loài cây mang hình hài bonsai đều nhỏ bé, bởi người Nhật ưa thích những gì nhỏ bé và tiện lời. Nghệ thuật bonsai ngày xưa được xem là loại hình tiêu khiến cho các nhà giàu có, ngày nay bonsai được biết đến là một loại hình nghệ thuật độc đáo và gần gũi với thiên nhiên.
Bài viết được tuyển chọn
Lịch sử hình thành và phát triển của bonsai
Sự ra đời
Theo ghi chép, nguồn gốc ra đời của loại hình nghệ thuật bonsai được phát triển từ Trung Quốc, phát hiện đầu tiên về cây bonsai vào năm 1972 trong lăng mộ của hoàng tử Zhang Huai – đời nhà Đường (618 – 907 SCN). Sau đó du nhập vào Nhật Bản và Hàn Quốc, nghệ thuật bonsai được phát triển rộng rãi nhất ở Nhật Bản, người dân đã phát hiện trên núi có những cây có kích thước bé, mọc hoang dã trên rừng, chúng có sức sống cực kỳ mãnh liệt dù trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, họ đã đem những loại cây ấy về cho trồng trong chậu và cắt tỉa chúng.
Sự phát triển qua các triều đại
Vào đời Hán (khoảng 206 TCN – 220 SCN), hoàng đế ra lệnh phải trang trí sân vườn bằng những cây, đồi núi, thung lũng nhỏ nhằm mục đích mô phỏng lại vương quốc mà hoàng đế đang cai trị. Mỗi ngày hoàng đế đều sẽ ngắm nhìn phong cảnh này như để bày tỏ một niềm tự hào về đất nước của mình.
Hình ảnh những chậu Bonsai đầu tiên xuất hiện trong tranh Kasugaaongen – gengi của tác giả Takakane Takasshina vẽ vào năm 1309 ở đền Kasuga vào thời Kamakura (1192 – 1333).
Nhật Bản được biết đến là nơi phát triển nghệ thuật bonsai nhất, tuy nhiên theo lịch sử, sự thịnh hành về một thú vui cây cảnh bonsai cũng chỉ bắt đầu nổi bật vào giai đoạn Heian (794 – 1185 SCN) và Kamakura (1185 – 1333 SCN) thông qua các nhà sư Phật giáo. Vào thời Thất Đinh - Muromachi (1334 – 1573) thì ảnh hưởng sắc thái Thiền nên bonsai thời điểm này cũng nhỏ hơn và thường được trưng bày trong nhà để thưởng thức. Cho đến thời Minh Trị thiên hoàng (1868 – 1912) thì người Nhật bắt đầu dùng dây thép uốn nắn để có được thân cây uyển chuyển như mong muốn. Loại hình nghệ thuật này phát triển nhiều ở Nhật Bản nhưng cho đến nay nó vẫn có nhiều nét mang hơi thở Trung Quốc.
Triết lý bonsai
Nghệ thuật bonsai được xem như một nét đặc trưng khi nhắc về Nhật Bản, nó khác biệt hoàn toàn với một loại hình cây cảnh thường, bonsai được xem như một nghệ thuật sống độc đáo. Ở bonsai chúng ta thấy được một đẳng cấp hoàn toàn mới trong thú vui thưởng ngoạn cây cảnh, bởi trên một cây bonsai sự thưởng thức nằm ở vẻ đẹp của toàn cây từ gốc đến ngọn và sự tinh tế trong việc hòa điệu cây với chậu cành.
Cái đẹp ở bonsai là cái đẹp duy nhất hiện hữu vừa đơn giản, vừa hòa cách và vừa đủ mà quan trọng nhất là gợi ý về một điều gì đó qua bonsai hơn là khẳng định. Bonsai được trồng, chăm sóc, cắt tỉa theo một phương pháp tỉ mỉ, đặc biệt vì thế không có gì lạ khi nó hội tụ đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và nét độc đáo của thiên nhiên, dù bị thu nhỏ lại trong một cái chậu nó vẫn hiên ngang, mang một vẻ đẹp kiên cường và dai dẳng. Vì thế không lạ khi người Nhật ví bonsai như một tác phẩm điêu khắc sống.
Bên cạnh đó theo một số nhà nghệ thuật, bonsai cũng chính là đỉnh cao của sự hòa hợp giữa nghề làm vườn và nghệ thuật, nó là nghệ thuật của cái đẹp và kinh nghiệm nghề làm vườn của nông dân Nhật Bản. Bonsai trong lòng người Nhật như một minh chứng của lịch sử phát triển nghệ thuật mang một lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của triết học, tôn giáo, tư tưởng. Đây được xem như một bộ môn nghệ thuật tinh thần mà không có bất cứ vật chất nào có thể đánh đổi được.
Vẻ đẹp của bonsai
Quá trình để tạo nên bonsai
Để tạo ra một dáng cây bonsai đẹp, thật sự nó đã trải qua nhiều công đoạn lựa chọn, cắt tỉa và uốn nắn tỉ mỉ từ khi cây còn bé, trong quá trình hình thành và phát triển của cây luôn có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ từ các nghệ nhân cây bonsai.
-
Bước đầu tiên trong quá trình làm nên một tác phẩm nghệ thuật bonsai đó là lựa chọn cây bonsai yêu thích và phù hợp.
-
Chọn loại cây phù hợp với khí hậu ở nơi bạn định trồng vì mỗi loại cây bonsai sẽ ưa thích và chỉ cho ra cành đẹp khi ở khí hậu phù hợp với nó.
-
Xem xét nên trồng cây trong nhà hoặc ngoài trời, môi trường ở bên ngoài trời sẽ nhiều ánh nắng hơn tuy nhiên có một số loại cây chỉ thích môi trường ở trong nhà, nơi có nhiệt độ khô và ít ánh sáng hơn.
-
Chọn kích cỡ cây bonsai phù hợp bởi vì loài cây này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, có thể cao hoặc thấp hơn bình thường tùy thuộc vào giống cây của chúng.
-
Hình dung cây bonsai khi hoàn thiện để có hướng đi chăm sóc và thu hoạch được sản phẩm như ý muốn.
-
Bước cuối cùng là bước quan trọng không kém chọn chậu cho cây bonsai, cần đảm bảo chậu đủ lớn để có thể chứa hết rễ cây của chúng.
-
Tiếp theo đó chúng ta sẽ thực hiện các quy trình vun trồng, chăm sóc, cắt tỉa và tạo dáng cho cây bonsai.
Vẻ đẹp của bonsai
Bonsai mang vẻ đẹp hơi hướng thiên nhiên hóa, nó như một nhánh mới của thiên nhiên cây trồng, là một làn gió đẹp trong khoảng không gian thiên nhiên rộng lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp và ý nghĩa tiềm ẩn của cây bonsai. Loại hình nghệ thuật này vừa miêu tả vẻ đẹp độc đáo của cây vừa khen ngợi vẻ đẹp tinh tế và tỉ mỉ của các nghệ nhân.