Bạn đã từng nghe đến căn bệnh Hikikomori hay chưa? Đây là một căn bệnh đáng báo động trong xã hội Nhật Bản hiện đại, sẽ được phân tích bên dưới bài viết sau.
Hikikomori, hay hội chứng Hikikomori là căn bệnh sợ xã hội đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản. Thực hư căn bệnh này ra sao, những triệu chứng là gì và độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục
- Hikikomori là gì?
- Nhận diện người mắc hội chứng Hikikomori ở Nhật
- Vì sao nhiều người dân Nhật lại mắc Hikikomori
- Hậu quả của căn bệnh Hikikomori
Hikikomori là gì?
Khái niệm
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản định nghĩa hikikomori – căn bệnh sợ xã hội là tình trạng mà người bệnh sống khép kín, từ chối đi làm hoặc đi học và cô lập bản thân khỏi xã hội và gia đình trong một căn phòng duy nhất trong một thời gian vượt quá sáu tháng.
Các kiểu Hikikomori ở Nhật
Có 2 kiểu Hikikomori ở Nhật, thứ nhất là kiểu người sợ tiếp xúc hay bước ra ngoài xã hội, không muốn giao tiếp, đi học hay đi là; thứ hai là kiểu đam mê với thế giới ảo, các thú vui trên mạng, truyện tranh, video game và chỉ muốn ở trong phòng với những thú vui của mình.
Thống kê số người mắc hội chứng Hikikomori ở Nhật
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Nhật Bản, hiện cả nước Nhật Bản có khoảng 50 ngàn trường hợp nhưng trên thực tế, số ca mắc hikikomori có thể lên đến hàng triệu người, gây ra nhiều phiền muộn cho chính gia đình của họ và xã hội Nhật Bản.
Bài viết được tuyển chọn
Nhận diện người mắc hội chứng Hikikomori ở Nhật
Căn phòng
Căn phòng của những người mắc phải Các kiểu Hikikomori ở Nhật nhưng lãnh địa của họ, họ thường không muốn ai xâm phạm khu vực này của mình, thậm chí là người thân trong gia đình.
Độ tuổi
Độ tuổi mắc phải Hikikomori trải dài từ 15 – 64 tuổi, đây là nhóm tuổi tham gia thực hiện các hoạt động lao động, điều này khiến cho chính phủ Nhật Bản phải đau đầu, khi có đến hơn một nửa nam giới mắc hikikomori trong hơn 7 năm.
Thói quen, lối sống
Những người mắc hikikomori dường như rút hoàn toàn khỏi đời sống xã hội, khi họ cố gắng cô lập chính mình khỏi bạn bè và người thân hàng tháng đến hàng năm. Sự rút lui khỏi xã hội thường bắt đầu dần dần, họ yêu thích các hoạt động trong nhà hơn ngoài trời, họ không muốn đi làm, hoặc thậm chí thực hiện các hoạt động chăm sóc cá nhân như thể dục và ăn uống điều độ, mì gói hầu như là món ăn chính mỗi ngày. Những người bị mắc hikikomori có thể tỏ ra không vui, mất bạn bè, trở nên bất an và nhút nhát, và ít nói.
Vì sao nhiều người dân Nhật lại mắc Hikikomori
Không chịu nổi áp lực của cuộc sống
Chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến người Nhật hầu như làm việc cường độ cao và không ngừng nghỉ, họ làm việc theo guồng quay chung của một tập thể lớn, một số người không theo nổi tiến độ của chung sẽ cảm thấy căng thẳng và áp lực, lâu dần áp lực tích tụ không được giải toả sẽ khiến người đó mắc hội chứng hikikomori – cảm thấy chán chường bởi công việc và không muốn đi làm.
Những quy tắc xã hội cứng nhắc, kỳ vọng lớn từ cha mẹ và văn hóa xấu hổ khiến xã hội Nhật trở thành môi trường thuận lợi cho cảm giác về sự kém cỏi của bản thân và mong muốn sống yên ổn
Hệ thống giáo dục Nhật Bản, và tương tự như hệ thống giáo dục tại đa số các nước châu Á khác đặt ra những yêu cầu lớn đối với thanh niên khi có liên quan đến các giá trị Nho giáo truyền thống của xã hội, hệ thống giáo dục được coi là đóng một phần quan trọng trong năng suất và thành công chung của xã hội.
Trong khuôn khổ xã hội này, học sinh thường phải đối mặt với áp lực đáng kể từ phụ huynh và xã hội nói chung bằng những bài học khó và kỳ thi căng thẳng để khẳng định năng lực và sự có ích của bản thân với gia đình và xã hội.
Kể từ năm 1996, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã thực hiện các bước để giải quyết môi trường giáo dục đầy áp lực này và khơi dậy tư tưởng sáng tạo lớn hơn trong giới trẻ Nhật Bản bằng cách giảm đáng kể lịch học từ các tuần sáu ngày xuống các tuần năm ngày và bỏ hai môn học từ lịch trình hàng ngày, với các chương trình giảng dạy mới phù hợp hơn với các mô hình giáo dục phương Tây. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ Nhật Bản vẫn gửi con cái đến các trường luyện thi tư nhân, để bù vào những khoảng thời gian con họ không phải học ở trường.
Sau khi tốt nghiệp trung học hoặc đại học, thanh niên Nhật Bản cũng phải đối mặt với thị trường việc làm rất khó khăn ở Nhật Bản, với nhiều áp lực khi phải chạy theo tiến độ của chung. Trong suốt cuộc đời họ, sẽ có nhiều lúc họ không đạt được kỳ vọng như điểm kém, thất bại trong một kỳ thi, không hoàn thành tốt công việc được giao. Đó là lúc các triệu chứng của hikikomori xuất hiện và người đó dần buông thả cuộc sống của mình để giảm bớt cảm giác tự thấy kém cỏi của bản thân.
Công nghệ, internet…
Mặc dù mối liên hệ giữa các công nghệ truyền thông hiện đại, chẳng hạn như Internet, mạng xã hội và trò chơi điện tử, và hikikomori này không được thiết lập một cách chắc chắn, nhưng chúng vẫn được coi là một yếu tố làm trầm trọng hoá hơn căn bệnh này khi trò chơi điện tử và mạng xã hội đã làm giảm lượng thời gian mà mọi người dành ra bên ngoài và trong các môi trường xã hội đòi hỏi tương tác trực tiếp.
Hậu quả của căn bệnh Hikikomori
Thiếu hụt lao động, không thể nuôi sống bản thân áp lực kinh tế của đất nước
Những người mắc hikikomori tránh né việc đi làm, họ nằm lỳ trong phòng, thoải mái với những thú vui của mình và để những người lớn tuổi hơn như cha, mẹ phải lao động vì miếng ăn của con cái mình. Sự già hoá dân số kết hợp với căn bệnh xã hội hikikomori khiến Nhật Bản thiếu hụt lao động trầm trọng. Những người hikikomori không chỉ tạo áp lực cho kinh tế của gia đình mà còn cho nền kinh tế của đất nước.
Phạm tội
Việc giành quá nhiều thời gian cho các thú vui trên mạng, đọc những bài báo mang yếu tố bạo lực hoặc xem phim người lớn khiến tâm trí của những người mắc hikikomori trở nên bất thường và dễ bắt chướng theo những hành động sai lệch và phạm pháp. Không ít những kẻ phạm tội cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc,… được kết luận là người chịu ảnh hưởng của hội chứng hikikomori.
Khó để tái hòa nhập cộng đồng
Việc chữa lành tâm lý cho những người mắc hikikomori là có thể, tuy nhiên vì là một căn bệnh ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó để thay đổi, thông thường quá trình điều trị tâm lý kéo dài đến hàng năm và người bệnh rất khó để tái hòa nhập cộng đồng.
Hikikomori là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, khi ảnh hưởng của nó không chỉ đè nặng lên bản thân bệnh nhân, người nhà mà còn cả nền kinh tế và sự tồn vong của xã hội nếu sự phát triển của Hikikomori không được kìm hãm. Giải quyết hội chứng hikikomori chắc chắn sẽ là một bài toán khó khăn dành cho chính phủ Nhật Bản trong tương lai gần.