Âm vang Nhật Bản với vẻ đẹp của đàn Koto

WeXpats
2021/02/10

 Đàn Koto là loại nhạc cụ truyền thống đến từ xứ sở hoa anh đào. Ngày nay, Koto được sử dụng nhiều trong nhã nhạc cung đình và vào các dịp lễ hội trong năm. Đối với người Nhật, âm thanh đàn Koto mang lại sự thân thuộc với những giai điệu trau chuốt. Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc và văn hóa Nhật Bản, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

 Sự ra đời của đàn Koto được cho là không xuất phát từ Nhật Bản mà đến từ một của gia Trung Á vào khoảng thế kỷ 15 – 13 TCN và đã sớm phổ biến trong các giai cấp hoàng gia.

Mục lục

  1. Sự ra đời của đàn koto
  2. Đàn koto trông như thế nào?
  3. Cách chơi đàn koto
  4. Thưởng thức đàn koto trong các lễ hội truyền thống ở Nhật 

Sự ra đời của đàn koto
C:\Users\nguye\Documents\t1\1747 hình 1.jpg

Tên gọi 

Đàn tranh Koto còn được biết đến với cái tên Wagon (和琴- Hòa cầm) hoặc Yamato-goto (Đại Hòa cầm). Đây là nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản với 6 dây (hiếm khi là 5 dây). Các dấu tích lịch sử về loại đàn này được tìm thấy trải dài từ thời Yayoi đến thời Nara. Hiện nay, đàn Koto chủ yếu sử dụng trong các buổi biểu diễn Nhã nhạc.

Sự ra đời của koto 

Các sử gia đã đánh giá thời gian ra đời của đàn Kôt rơi vào khoảng thế kỷ 15 – 13 TCN ở Trung Quốc. Qua thời gian, đàn Koto trải qua nhiều thay đổi về kết cầu, ban đầu đàn chỉ có 5 dây, sao đó tăng lên 12, và cuối cùng là 13 dây. Giai đoạn đầu du nhập vào Nhật Bản, đàn Koto hầu như chỉ được sử dụng trong hoàng cung.

Ban đầu, đàn Koto chỉ được sử dụng để hòa tấu với các nhạc khí bộ dây và bộ khí khác. Thông thường nhạc công đàn Koto sẽ chơi cùng với đàn với shamisen (đàn tam) và shakuhachi (sáo trúc) hoặc để đệm hát. Đến thời Edo (thế kỷ 17), một bậc thầy trong biểu diễn đàn Koto – nhạc công mù Yatsuhashi Kengyo đã thành công trong việc đưa Koto trở thành một nhạc cụ độc tấu, từ đó mở ra thời kỳ nở rộ của nghệ sĩ đàn Koto. Cũng từ sự kiện này mà Yatsuhashi Kengyo được mệnh danh là cha đẻ của phong cách chơi Koto hiện đại. Đến thế kỷ 20, một bước tiến nữa xuất hiện khi Michio Miyagi, cũng là một nhạc công Koto mù đưa phong cách nhạc Tây phương vào các bài biểu diễn bằng đàn Koto.

Đàn koto trông như thế nào?

Hình dáng, số dây đàn 

Đàn Koto được làm từ gỗ Hồng, kích thước tiêu chuẩn dành cho đàn 13 dây có chiều dài 180cm, đầu nhỏ rộng 15cm và đầu lớn rộng 40cm. Thùng đàn Koto khá hẹp, bên trong rỗng, dây đàn ở trên có thể điều chỉnh độ căng để thay đổi cao độ âm tiết. Một số biến thể khác như Yamada-ryū có kích thước 6 xích 3 thốn (chừng 190 cm), còn của phái Ikuta-ryū là 6 xích (chừng 182cm); đàn Koto 80 dây hachigen. Năm 1923, Michio Miyagi - nhà soạn nhạc Người Nhật đã thêm vào 67 dây vào đàn Koto truyền thống giúp âm sắc koto 80 dây trong trẻo giống như đàn hạc phương tây.

Móng, nhạn đàn 

Móng đàn Koto trong tiếng Nhật là koto tsume -箏爪, được thiết kế để người dùng đeo vào ngón tay cái, trỏ và giữa. Nhạn đàn ngày xưa được làm từ ngà voi. Tuy nhiên do chất liệu đắt tiền và phản tự nhiên nên người ta dần thay thế nhạn đàn Koto bằng nhựa PVC.

Cách chơi đàn koto
C:\Users\nguye\Documents\t1\1747 hình 3.jpg

Các bước để chơi đàn 

Để biểu diễn đàn Koto, nhạc sĩ sẽ ngồi trước đàn, mở rộng đầu gối bằng với chiều rộng thắt lưng, tạo khoảng trống với kích thước một vài nắm tay giữa hai đầu gối. Sau đó đeo móng gảy vào ba ngón tay (hoặc chơi bằng móng tay dài), vươn tay thẳng qua đàn một cách tự nhiên và thoải mái, giữ vai theo chiều ngang. Lòng bàn tay phải của nhạc sĩ khum lại và đặt bàn tay trái lên các dây đàn, cong nhẹ ngón tay theo vòng tròn, nhấn và tỳ dây đàn xuống mặt đàn tại vị trí chính xác để tạo ra âm thanh mong muốn. Chú ý nên chơi đàn Koto trong tâm thái nhẹ nhàng, bình tĩnh, tránh căng thẳng để có thể cảm nhận âm thanh chân thực và sâu sát nhất.

Thủ thuật ngón tay 

Có tổng cộng 20 thủ thuật cho ngón tay để người chơi đàn Koto trình diễn. Trong đó chủ yếu là các phương pháp gảy các dây đàn dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải, còn bàn tay trái dùng để giật dây.

Đối với người mới tập đánh Koto, chủ yếu sẽ chơi bằng ngón tay cái. Trước khi tập người chơi sẽ cần chỉnh âm chính xác. Cách chỉnh âm cơ bản phổ biến nhất của Koto là: mỗi dây có một tên riêng, bắt đầu từ dây trầm nhất, Ichi (1), Ni (2), San (3), Shi (4), Go (5), Roku (6), Shichi (7), Hachi (8), Ku (9), Jyu (10), To (11), I (12), Kin (13). Năm dây tương đương với một quãng tám. Các # hơi trầm hơn hệ âm của phương Tây.

Thưởng thức đàn koto trong các lễ hội truyền thống ở Nhật 

C:\Users\nguye\Documents\t1\1747 hình 4.jpg

Koto là một trong những loại nhạc cụ quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong các dịp lễ hội tại Nhật Bản. Vào những ngày đầu năm mới sẽ có các màn song tấu đàn Koto với shakuhachi làm nhạc nền. Trong những thanh âm thơ mộng và đẹp đẽ, mọi người sẽ cùng nhau đón chào những ngày đầu năm dưới những tán hoa anh đào nở rộ khắp nơi trên xứ sở Phù Tang.

Koto là một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản. Vào những ngày đầu năm, cùng thưởng thức không khí xuân cùng gia đình dưới những tán hoa anh đào, pháo hoa trong âm thanh đàn Koto là một trải nghiệm không thể thiếu đối với người dân nơi đây. Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc và có mong muốn tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc thì đàn tranh Koto sẽ là một nhạc cụ tuyệt vời để khám phá.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Âm vang Nhật Bản với vẻ đẹp của đàn Koto

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie