Với những ai yêu thích văn học Nhật Bản có lẽ đều biết đến nhà văn Akutagawa ryunosuke, cha đẻ của những truyện ngắn Nhật Bản.
Văn học Nhật Bản nổi tiếng với những nhà văn mang đến sự đặc sắc trong những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết vô cùng đặc sắc. Trong số đó, nhà văn Akutagawa ryunosuke là một trong những nhà văn được yêu thích nhất tại Nhật Bản bởi những tác phẩm đặc sắc của ông. Ông được ví như người cha đẻ của những truyện ngắn Nhật Bản.
Mục lục
- Akutagawa ryunosuke là ai?
- Hành trình trở thành cha đẻ truyện ngắn của Akutagawa ryunosuke
- Thành tựu đáng ngưỡng mộ của Akutagawa ryunosuke
- Giải thưởng Akutagawa ryunosuke
Akutagawa ryunosuke là ai?
Tên gọi
Akutagawa ryunosuke sinh ngày 1/3/1868 tại Tokyo Nhật Bản. Ông sinh vào giờ thìn, ngày thìn, tháng thìn nên được đặt tên ryu có nghĩa là rồng. Khi ông mới 9 tháng tuổi, mẹ ông mắc bệnh tâm thần và ông được người bác họ nhận nuôi và từ đó ông mang họ Akutagawa.
Tính cách, tài năng Akutagawa ryunosuke
Ông là một người có tính cách nhẹ nhàng, có khuynh hướng sống nội tâm và ít bộc lộ cảm xúc của mình. Chính vì thế mà ông sớm bén duyên với văn học và dùng những lời văn để thể hiện niềm cảm xúc, lời tự sự của mình qua những tác phẩm này.
Được thấm nhuần văn học Nhật Bản và văn học Trung Hoa, cận đại ngay từ khi còn nhỏ. Đến thời trung học ông đã thể hiện được sự yêu thích của mình và có thể đọc được nguyên tác của những văn học Trung Hoa. Sau khi tốt nghiệp ông đã đi dạy tiếng Anh tại trường Kỹ thuật Cơ khí Hải quân và sau một thời gian ông đã bỏ việc để theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
Gia đình, quê hương
Ông sinh ra và lớn lên tại Tokyo trong một gia đình có nề nếp truyền thống của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa và không theo những sự đổi mới của phương Tây trong xã hội Nhật Bản thời bấy giờ. Tuy nhiên khi ông được người bác họ nhận nuôi, ông đươc chuyển đến miền Tây của nước Nhật sinh sống. Tại đây ông sống trong một gia đình có truyền thống theo đạo Khổng, văn hóa của Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của ông sau này.
Bài viết được tuyển chọn
Hành trình trở thành cha đẻ truyện ngắn của Akutagawa ryunosuke
Giai đoạn đầu của sự nghiệp
Từ những năm 1914 ông bắt đầu bén duyên với sự nghiệp văn chương. Ở giai đoạn này ông bắt đầu dịch những tác phẩm nổi tiếng và bắt đầu xuất hiện trên tạp chí Shinshicho với những tác phẩm đầu tay của mình. Truyện ngắn của ông được đăng trên tạp chí và ông tiếp tục xuất bản 2 tác phẩm mang lại sự nổi tiếng cho ông và được nhà văn Natsume khen ngợi về tài văn chương của ông.
Quá trình sáng tác liên tục
Năm 1916 sau khi hoàn thành việc học, ông đi dạy nhưng vì không yêu thích công việc này nên ông đã nghỉ việc và xin cộng tác cùng báo Osaka Mainichi. Trong thời gian này ông thỏa được niềm đam mê của mình với văn chương, ông liên tục cho ra những tác phẩm truyện ngắn của mình những truyện ngắn của ông đều được sáng tạo một cách thú vị. Tuy nhiên về sau ông dần chuyển sang những sáng tác thực tế, gần gũi với đời sống thực tại hơn.
Cuối đời
Vào những năm cuối đời, vì bị di chứng từ người mẹ mắc bệnh tâm thần nên ông thường xuyên bị ảo giác và tâm thần không ổn định. Ông quyết định tự sát nhiều lần nhưng không thành, cuối cùng ông lựa chọn sử dụng thuốc ngủ quá liều để kết thúc cuộc đời của mình vào năm 35 tuổi. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm kinh điển, đặc sắc và được nhiều người đón nhận.
Phong cách nghệ thuật
Với những lời văn theo phong cách mỉa mai, gợi tả những hình ảnh theo phong cách hiện thực, gần gũi với cuộc sống, ông mang đến những tác phẩm tả thực với lối sống hiện tại. Những tác phẩm của ông lên án sâu sắc chống chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa quốc gia. Những tác phẩm của ông mang lại cái nhìn sâu sắc về một xã hội thời bấy giờ.
Thành tựu đáng ngưỡng mộ của Akutagawa ryunosuke
Cái mũi (Hana, 1916), Tuổi già (Ronen, 1914), Bức bình phong địa ngục (Jigokuhen, 1918), Cháo khoai (Imogayu, 1916), và truyện ngắn sau này chuyển thể thành kịch bản điện ảnh cùng tên La Sinh Môn (Rashomon, 1915) lấy bối cảnh và đề tài từ truyền thống
Đây là những tác phẩm đầu tay trong cuộc đời sự nghiệp của ông từ khi bén duyên với văn chương. Ông liên tục sáng tác và cho ra đời những tác phẩm ấp ủ, niềm đam mê với văn chương của mình. Các tác phẩm tuổi già, cái mũi, lã sinh môn, cháo khoai đều được lấy bối cảnh và đề tài từ truyền thống của Nhật Bản, những hình ảnh về một đất nước thời kỳ cổ đại.
Các tác phẩm này nhanh chóng được đón nhận và đăng tải trên các tờ báo nổi tiếng, mang đến sự thành công cho sự nghiệp văn chương của ông. Những tác phẩm này được nhà văn Natsume Soseki đánh giá cao và dành nhiều lời khen ngợi cho ông.
Tiệc khiêu vũ (Butokai, 1920), Con nộm (Hina, 1923) nói về sự tiếp thu văn minh Âu Tây thời kỳ Minh Trị
Vào thời kỳ Minh Trị những tiến bộ của Tây Âu bắt đầu vào Nhật Bản. Tiếp nhận sự tiến bộ và văn minh này, ông đã cho ra những tác phẩm nổi tiếng như tiệc khiêu vũ, con nộm với những lời văn tả thực nói về xã hội thời kỳ này và những ảnh hưởng của Tây Âu lên xã hội Nhật Bản. Các tác phẩm nhận được nhiều sự đón đọc của mọi người và mang đến niềm cảm hứng cho ông tiếp tục sáng tác với văn học hiện đại.
Cái chết của một con chiên (Hōkyonin no shi, 1918), Truyện thánh Christopher (Kirishitohoro shōninren, 1919) viết về thời người ngoại quốc đến truyền giáo
Những ảnh hưởng của Phương Tây lên xã hội Nhật bắt đầu lan rộng dần và sự xuất hiện của những người truyền giáo đã làm nên nguồn cảm hứng cho ông mang đến những truyền ngắn về cái chết của một con chiên, truyện thánh Christopher. Những truyện ngắn này mang đến những lời văn sâu sắc về hiểu biết của ông đến những tôn giáo ngoại quốc từ những tư liệu được tìm kiếm và những người truyền giáo.
Tập truyện Sợi tơ nhện (Kumo no ito, 1918), Cậu bé Đỗ Tử Xuân (Toshishun, 1920) mượn đề tài Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa đời Đường
Từ nhỏ vốn đã tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa nên ông có những hiểu biết sâu rộng về văn học Trung Hoa. Với các tác phẩm truyện sợi tơ nhện, cậu bé Đỗ Tử Xuân ông mang đến những hình ảnh, những lời văn về đề tài Phật giáo của Trung Hoa và Ấn Độ nói đến những vấn đề về nhận thức thế giới xung quanh, những cảm nhận về thực tại cũng như triết lý nhà Phật.
Tiểu thuyết trào phúng Kappa (Kappa, 1927), truyện ngắn Ngôn từ của người lùn (Shuju no kotoba, 1923-1925) phê phán các chính sách kiểm soát báo giới của nhà cầm quyền đương thời
Truyện tiểu thuyết trào phúng Kappa là một câu chuyện về nhân vật thủy quái không có thật được ông miêu tả với những lời văn đầy ẩn ý và đả kích lên nhà cầm quyền đương thời, sự chán nản về chế độ và những thực tại trong xã hội thời kỳ đó. Ngôn từ của người lùn cũng là một tác phẩm gây chú ý bởi những lời văn phê phán sâu sắc vế chính sách kiểm soát báo giới, những ảnh hưởng của chủ nghĩa thời kỳ đó lên đời sống của người dân. Ông dùng những ngòi bút của mình miêu tả và phản ánh thực tại một cách tinh tế và mạnh mẽ.
Giải thưởng Akutagawa ryunosuke
Năm 1935 nhà văn kiêm chủ tịch xuất bản của tạp chí Shinshicho, bạn của Akutagawa ryunosuke đã sáng lập nên giải thưởng văn chương với tên Akutagawa ryunosuke. Giải thưởng này được tổ chức thường niên hàng năm nhằm trao giải cho những nhà văn trẻ mang đến các tác phẩm văn học có giá trị
Giải thưởng mang lại sự vinh danh cho các nhà văn xuất sắc đương thời và cũng là một giải thưởng tưởng niệm, vinh danh những công lao, đóng góp của Akutagawa ryunosuke cho nền văn học trong nước cùng tôn vinh những tác phẩm nổi tiếng của ông cho nền văn học Nhật Bản thời kỳ trước đây. Giải thường được tổ chức xuyên suốt đến tận ngày nay với hơn 80 năm tổ chức và tìm ra nhiều nhà văn trẻ sáng tạo, có những tác phẩm hay nhất.
Akutagawa ryunosuke là một nhà văn, nhà sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng tại Nhật Bản. Các tác phẩm của ông mang một màu sắc về những lời tự sự, sự phê phán đối với chủ nghĩa thời kỳ bấy giờ và những mong muốn đổi thay. Các tác phẩm của ông vô cùng nổi tiếng và được nhiều người đón nhận. Tuy chỉ có hơn 140 tác phẩm trong suốt cuộc đời sự nghiệp nhưng ông được ví như người cha đẻ của những truyện ngắn Nhật Bản và đóng góp to cho nền văn chương Nhật Bản.