Đặc điểm bão ở Nhật và cách phòng chống thiên tai ở Nhật !

WeXpats
2019/03/06

Hàng năm, bão thường kéo đến các khu vực lân cận hoặc đất liền Nhật Bản. Nếu bạn sống ở Nhật, việc cảnh giác với bão là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, thiệt hại mà bão đem lại vô cùng to lớn, nên việc chuẩn bị cho tình huống bất trắc khi bão kéo tới cũng là điều tất yếu.Trong bài viết lần này, mình sẽ nói về những kiến thức cơ bản liên quan đến bão tại Nhật, thời kỳ xảy ra bão, và các thiệt hại do bão gây ra trong quá khứ cũng như cách để phòng chống. Hãy cùng chuẩn bị tinh thần cho mùa bão nào!

Mục lục

  1. Đặc điểm bão ở Nhật Bản
  2. Thiệt hại do bão ở Nhật trong quá khứ
  3. Đối sách chống bão
  4. Làm gì khi bão tới mà bạn đang ở bên ngoài, mẹo đối phó với thiên tai ở Nhật

Đặc điểm bão ở Nhật Bản

Tại sao ở Nhật lại hay có bão? Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ cấu và đặc điểm bão nơi đây nhé!

Tính chất của bão

Ở Nhật hay có bão là do tính chất bão và địa lý của đất nước này.

Các cơn bão bắt nguồn từ khí áp thấp nhiệt đới được phát sinh trên biển nhiệt đới. Trong đó, có những cơn bão vô cùng lớn với vận tốc gió lên tới hơn 17 mét. Vốn dĩ bão không thể tự di chuyển mà do chịu ảnh hưởng sự di chuyển của trái đất (hướng Bắc), khí áp cao và gió. Vì biển Đông Nam của Nhật Bản là nơi dễ xảy ra khí áp thấp nhiệt đới nên tại các khu vực lân cận và đất liền của đất nước này rất hay có bão.

Khi nào là mùa bão ở Nhật?

Biển nhiệt đới quanh năm phải chịu ánh nắng mặt trời, vì vậy bão có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trên thực tế, bão sẽ tới trong khoảng thời gian từ mùa Xuân đến mùa Đông. Vì sao? vì vào thời điểm này khí áp cao của Thái Bình Dương sẽ ngăn đường đi của bão tới Nhật.

Mùa của bão là từ mùa Hạ đến mùa Thu – thời điểm mà khi áo cao của Thái BÌnh Dương đang giảm. Vào mùa Hè, khí ấm tăng cao nên dễ có bão, bão thường tới hàng năm, vào khoảng tháng 7 đến khoảng tháng 10. Trong đó, thời điểm dễ phát sinh bão nhất chính là tháng 8.

Ngoài ra, gió hướng lên trời vào tháng 8 này thường yếu nên đường đi của bão không ổn định. Hơn nữa, nếu bão đến cùng với mùa mưa tháng 9 thì sẽ rất dễ xảy ra mưa lớn, vậy nên tháng 8 và tháng 9 là các thời điểm được cảnh báo là nên đặc biệt chú ý với bão tại Nhật.

Số lần phát sinh bão và số lần tiến lên đất liền

Trung bình một năm, số lần phát sinh bão là từ 25 đến 26 lần. Trong đó, Số lượng bão tiếp cận Nhật là 11 và số lượng bão tiến lên đất liền là khoảng 3 cơn bão. Trong đó, “bão tiến lên đất liền” là những cơn bão có tâm bão thuộc các vùng Kyushu, Shikoku, Honshu, phía bờ biển Hokkaido, và các cơn bão có tâm bão cách 1 trong những trạm khí tượng Nhật Bản nội trong khoảng 300 km thì được gọi là “bão tiếp cận”.

Vào tháng khoảng thời gian mùa bão (từ tháng 8 đến tháng 9), trung bình 1 tháng sẽ có 2 cơn bão tiếp cận hoặc tiến lên đất liền Nhật bản.

Thiệt hại do bão ở Nhật Bản

Trong số các lần tiến lên đất liền của bão, phần nhiều rơi vào những tỉnh như: tỉnh Kagoshima, tỉnh Kochi. Vì “bão tiến lên đất liền” là bão có tâm bão nằm ở các nơi sát bờ biển, nên không tính những khu vực bão đi qua như Okinawa, Tokyo,Kangawa,… Thực tế, bão di chuyển khắp các đảo của Nhật nên thiệt hại bão thường gây thiệt hại trên diện rộng.

Thiệt hại mà bão tiến lên đất liền gây ra rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho người dân, bao gồm tai nạn, bị thương, đổ cây, hỏng nhà cửa hay sóng thần, sạt lở đất,…

Dưới đây là tổng hợp về thiệt hại do bão trong quá khứ:

Thiệt hại do bão ở Nhật trong quá khứ

Cơn bão Isewan

Chiều tối ngày 26 tháng 9 năm 1959, cơn bão số 15 (cơn bão Isewan) đã tiến lên đất liền và để lại rất nhiều thiệt hại về cả người và của như 5098 người chết, nhiều nhà cửa, cơ sở bị phá tan,… 

Cũng trong cơn bão Isewan này, những cơn sóng thủy triều cao lịch sử – khoảng 3,55m đã kéo tới và cuốn đi vô số tài sản của nơi đây. Theo thống kê, 83% của tổng số người chết cả nước là dân cư thuộc 2 tỉnh mà cơn bão đã tập trung – tỉnh Aichi và tỉnh Mie. 

Sau bão Isewan, chính sách chống thủy triều cao được đẩy mạnh. Hơn nữa, luật phòng chống thiên tai cơ bản cũng được thiết lập,…Có thể nói cơn bão này là điểm khởi đầu của những đối sách phòng chống thiên tai tại Nhật Bản.

Cơn bão số 21 năm 2018

Cơn bão số 21 là cơn bão phát sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 2018 và tiến lên đất liền vào ngày 4 tháng 9, đây được coi là cơn bão vô cùng mạnh trong suốt 25 năm trở lại thời điểm đó. Khi bão mạnh, đã có nhiều thiệt hại xảy ra như: xe ô tô bị thổi lật ngang, gãy cây, hay các nhà dân bị đổ nát,…

Đây cũng là cơn bão có gió mạnh lịch sử và thủy triều cao nhất từ trước tới thời điểm đó tại cảng Osaka và bờ biển Kiisuidou.

Đặc biệt là cơn bão này cũng để lại thiệt hại vô cùng to lớn cho các tỉnh lân cận. Do ảnh hưởng của sóng thủy triều cao, sân bay quốc tế kansai đã ngập trong nước và bị ngắt điện. Ngoài ra, tại Thành phố Nishinomiya tỉnh Hyogo và Thành phố Kobe rất nhiều ô tô và công ten nơ đã bị bùng cháy. Hơn nữa, nhiều nơi đã chìm trong nước và bị cắt điện do đổ cột điện và đứt dây điện.

Mưa lớn tháng 7 năm 2018

Do ảnh hưởng của cơn bão số 7, trận mưa lớn vào tháng 7 năm 2018 đã đem đến vô cùng nhiều những thiệt hại với Nhật bản. Trận mưa lớn kéo dài này đã khiến nhiều khu vực phía tây Nhật Bản ngập trong nước, sạt lở đất, trên 200 người thiệt mạng và đường xá bị ngừng lưu thông,… Vì vậy, trận mưa lớn này được gọi là “Thảm họa do nước kinh khủng nhất thời đại Heisei”.

Đối sách chống bão

Cuối cùng, mình sẽ giới thiệu về đối sách chống bão.

Tránh ra ngoài khi đang có bão

Trường hợp bão phát sinh, sẽ có dự báo cảnh báo. Nếu có nguy cơ bão sẽ tiếp cận hoặc tiến lên đất liền, điều quan trọng là bạn phải hạn chế ra ngoài. Khi cần thiết phải ra ngoài để làm việc, hay mua đồ,… hãy lưu ý rằng tốt nhất bạn nên ở nơi an toàn nhất có thể.

Nếu bạn lái xe ô tô, cần lưu ý rằng có nguy cơ bị mất lái nếu bạn tăng tốc độ.

Lắp đặt cửa sổ, cửa chống mưa

Nếu cửa sổ bị gió mạnh làm hư hại, không chỉ mưa thổi vào phòng mà khả năng bị thương cũng tăng do sự phân tán của các mảnh thủy tinh. Băng lại cẩn thận bằng băng dính và lắp đặt chắc chắn để ngăn kính cửa sổ bị nứt. Vào thời điểm đó, điều quan trọng là phải kiểm tra xem cửa chống mưa có bị lỏng hay lỏng không

Các biện pháp chống ngập lụt

Hãy di chuyển các đồ gia dụng và đồ điện đến những nơi cao như tầng hai để chuẩn bị cho khả năng lũ lụt tới. Ngoài ra, bạn nên rút phích cắm của các thiết bị gia dụng để tránh rò rỉ điện hoặc điện giật.

Hơn nữa, di chuyển các loại cây trong vườn và các bức tượng nhỏ có thể bị hư hại do bão vào trong nhà. Chúng ta hãy đặt trong phòng những thứ có thể để không bị thổi bay, chẳng hạn như dây, mắc phơi quần áo.

Những thứ không thể di chuyển như cây, hàng rào,… thì chúng ta nên buộc cố định bằng những cây cột. Ngoài ra, trước khi bước vào mùa bão, hãy chắc chắn rằng không có gạch nứt hoặc vết nứt trên mái nhà, nếu có hãy sửa chữa kịp thời để cùng an toàn qua mùa bão nhé!

Làm gì khi bão tới mà bạn đang ở bên ngoài, mẹo đối phó với thiên tai ở Nhật

Thời tiết của Nhật thường được dụ báo từ rất sớm, và tỷ lệ dự báo chính xác rất là cao. Nếu đang trong quá trình học tập hay du lịch ở nước này, hãy thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết tại đây. Đặc biệt, nếu bạn đang ở ngoài khi bão ập tới, hãy trú nhanh vào các tòa nhà cao tầng hay cửa hàng tiện lợi, hoặc nhờ đến sự cứu giúp từ các đồn cảnh sát địa phương. Đừng lo lắng quá , vì chính phủ và địa phương có bão sẽ nhanh chóng có những chính sách giúp đỡ nếu bạn gặp nạn đó. Trong trường hợp bất khả dĩ, bạn cũng có thể sử dụng đồ uống miễn phí ở cây bán hàng tự động. Điện thoại di động có thể sẽ mất sóng, vì vậy hãy luôn chuẩn bị đồng xu, để có thể liên lạc bằng bốt điện thoại ven đường nhé !

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Cuộc sống ở Nhật/ Nhà ở tại Nhật Bản/ Đặc điểm bão ở Nhật và cách phòng chống thiên tai ở Nhật !

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie