Nhật Bản là một đất nước phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Một trong những lý do tạo nên sự thành công đó của đất nước này là sự tác động của nền văn hóa độc đáo trong bản sắc Nhật Bản. Tôn giáo là điều không thể không kể tới trong nền văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà đặc biệt là Phật giáo.
Phật giáo được hình thành và phát triển với bề dày lịch sử lâu đời tại Nhật Bản, gắn bó và tạo nên tinh thần và con người Nhật Bản. Để có thể hiểu rõ hơn về Phật giáo Nhật Bản, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về tôn giáo hàng đầu tại Nhật Bản này nhé.
Mục lục
- Sự ra đời của Phật giáo Nhật Bản
- Những đặc trưng Phật giáo ở Nhật Bản
- Ảnh hưởng của Phật giáo tại Nhật Bản
- Các công trình Phật giáo nổi tiếng ở Nhật
Sự ra đời của Phật giáo Nhật Bản
Thời kỳ Asuka
Theo Nhật Bản Thư Kỷ ghi lại, thì đây là thời kỳ mà Phật giáo được truyền vào Nhật Bản (năm 552) khi vua Seon của nước Baekje (Bách Tế - Triều Tiên) dân tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng và những kinh văn Phật giáo cho vua Nhật. Tuy vậy, hiện nay người ta tin rằng Phật giáo đã truyền vào Nhật Bản vào năm Mậu Ngọ 538 (năm Senka thứ 3) và các sách giáo khoa lịch sử Nhật cũng đã thống nhất dựa vào cột mốc thời gian này.
Thời Nara
Vào thời kỳ này, Phật giáo có vị trí như một tôn giáo nhà nước, có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng với 6 tông phái chủ yếu: Tam Luận tông, Thành Thực tông, Câu Xá tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông và được gọi chung là Nam Đô Lục Tông.
Phật giáo Nhật Bản thời kỳ này mang màu sắc nhập thế với hai khuynh hướng: cung cấp dịch vụ thiết thân như chữa bệnh, làm lễ trong đám tang, vỗ về người sống bằng các nghi lễ cầu hồn cho quảng đại quần chúng và khuynh hướng thứ hai là phục vụ những người coi thế giới này là hư ảo và chất đầy sự đau khổ.
Thời Heian
Tới thời kỳ này, Phật giáo Nhật Bản xuất hiện thêm ba tông phái nữa đó là Thiên Thai tông, Chân Ngôn tông và Tu Nghiệp đạo.
Thời Kamakura
Xuất hiện thêm các phái như: Tịnh Thổ tông, Tịnh Thổ Chân tông, Nhật Liên tông, Thiền tông.
Thời Nam Bắc triều – Chiến quốc
Đây là thời kỳ mà xã hội Nhật Bản xảy ra nhiều hỗn loạn. Đây cũng là thời kỳ mà các phái như Thiền tông, Nhật Liên tông và Tịnh Độ tông phát triển mạnh mẽ.
Thời Azuchi Momoyama
Thời kỳ này nhiều đền chùa vẫn được xây dựng mặc dù chiến loạn phá hoại triền miên. Bên cạnh đó, các chùa còn triển khai trưng thu vũ khí góp phần vào việc giải trừ quân bị các điều chùa. Việc thống nhất, quản lý và giải trừ quân bị này còn tiếp diễn đến thời Mạc phủ Edo.
Thời Edo
Thời kỳ này, nhằm tiêu diệt tận gốc Cơ Đốc giáo mà Mạc phủ Tokugawa đã lợi dụng Phật giáo để đề ra chế độ Danka. Chế độ này bắt buộc người dân phải đăng ký vào một ngôi chùa và cung cấp nuôi sống cả ngôi chùa. Vào cuối thời Edo, chủ nghĩa ‘Tôn vương nhượng di’ xuất hiện khiến cho chính quyền Mạc phủ phải trao trả quyền lực cho Thiên hoàng. Từ đây, chiến dịch bãi Phật phát triển, truyền thống Thần – Phật hợp nhất dần dần mai một và nhường chỗ cho sự khôi phục vị thế của Thần đạo thời kỳ Minh Trị duy tân.
Thời Meiji
Đây là một thời kỳ với những thay đổi lớn của Nhật Bản và Phật giáo Nhật Bản thời kỳ này cũng bước vào giai đoạn khó khăn khi những chính sách cải cách của Meiji lại gặp phải sự phản ứng quyết liệt của Phật giáo. Vì thế mà chính quyền buộc phải tuyên bố Thần – Phật phân ly.
Thời kỳ đầu Showa
Thời kỳ này đánh dấu sự ra đời của Dự thảo Luật Tôn giáo, khiến cho các đoàn thể tôn giáo trở thành pháp nhân theo luật định, ngay cả Phật giáo.
Thời kỳ nửa sau Showa đến nay
Ngày 28/12/1945 Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo được ban hành và thực thi khiến những định chế đối với các đoàn thể tôn giáo bị bãi bỏ. Sau đó pháp lệnh này được cải cách và chứng nhận nhiều lần cho phù hợp với thời thế xã hội.
Bài viết được tuyển chọn
Những đặc trưng Phật giáo ở Nhật Bản
Tính dân tộc trên cơ sở tổng hợp các yếu tố tôn giáo ngoại lai và bản địa
Về giáo lý, Phật giáo Nhật Bản dựa trên thuyết Khổng giáo và Thần – Phật hỗn hợp. Về niềm tin, Phật giáo Nhật Bản là sự trộn lẫn giữa niềm tin các vị thần bản địa Thần đạo Nhật Bản và niềm tin và hiện thân của Phật và Bồ Tát. Theo đó, các yếu tố ngoại lai được kết hợp với các yếu tố bản địa trong Phật giáo Nhật Bản như: Phật giáo Triều Tiên, Trung Quốc nhưng lại đề cao tính dân tộc Nhật Bản.
Có tính thế tục sâu sắc
Thế tục là tập ở đời, là đời sống trần tục và đối lập với đời sống tu hành theo quan điểm của tôn giáo. Vì thế mà thế tục hóa chính là việc đưa tôn giáo vào đời sống thường ngày, thể hiện tinh thần gắn bó với cuộc sống con người, biến các giáo lý khô cứng thành bài học sống động để áp dụng vào đời sống và xây dựng xã hội hiền thiện. Theo đó, tính thế tục trong Phật giáo Nhật Bản thể hiện ở các giáo lý, nghi lễ và trở thành phong tục, tập quán và là nếp sống của quảng đại nhân dân, trở thành thói quen trong phong tục, tập quán, lễ hội,…Thế tục hóa Phật giáo ở Nhật Bản còn được thể hiện qua hành Thiền.
Đa dạng tông phái
Tính đến năm 2001, Cục văn hóa Nhật Bản đã thống kê trong Phật giáo Nhật Bản có 157 tông phái. Các Phật tử của các tông phái thường tu theo sơn môn.
Tính nhân đạo hiện thực
Đạo Phật Nhật Bản đã tạo dựng cho các tín đồ một niềm tin vào luật nhân quả, vào vô thường, vô ngã,… điều này đã chi phối ý thức đạo đức và lan tỏa, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tạo ra một sức mạnh tinh thần để vượt lên cám dỗ về vật chất, những trắc trở và hướng con người đến một lý tưởng sống tốt đẹp và vị tha với tình thương, lòng nhân ái để từ bỏ các tính ích kỷ, tham, sân, si của những thói xấu trong xã hội.
Ảnh hưởng của Phật giáo tại Nhật Bản
Tham gia vào việc hình thành tinh thần Nhật Bản, một tôn giáo có bề dày lịch sử, có số lượng tín đồ đông đảo, lại thêm tính chất thế tục ngày càng tăng. Phật giáo Nhật Bản đảm nhận vai trò thế giới quan, nhân sinh quan trong quá trình hình thành và phát triển xã hội Nhật Bản. Ngoài ra, Phật giáo cũng góp phần hình thành và điều chỉnh ý thức về quan hệ giao tiếp trong cuộc sống
Các công trình Phật giáo nổi tiếng ở Nhật
Chùa Ginkakuji (Chùa Gác Bạc) – Kyoto
Được xây dựng vào năm 1482 bởi vị tướng quân tên Ashikaga Yoshimasa. Đây là một ngôi chùa với bề dày lịch sử và được rất nhiều du khách lựa chọn làm điểm tham quan trong hành trình của mình.
Chùa Kinkakuji (Chùa Cát Vàng)
Là một di sản văn hóa của cố đô Kyoto, ngôi chùa được xây dựng nguyên thủy từ năm 1397 và tái thiết kế lại vào năm 1955. Ngày nay, ngôi chùa này trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách và hành giả thập phương tại Nhật Bản.
Chùa Sanjusangendo (Chùa 33 gian)
Đây là ngôi chùa nổi tiếng với bộ sưu tập 1001 bức tượng Phật Quan Âm được chạm khắc thủ công tinh tế từ thế kỷ 13. Chùa được xây dựng nguyên khai từ năm 1164 và được tái thiết kế vào năm 1264, được xem là một báu vật quốc gia của Nhật Bản.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích.