Chân dung “Thất phúc thần” trong văn hóa của người Nhật

WeXpats
2022/02/22

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều người hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin về các vị “Thất phúc thần” trong văn hoá và tín ngưỡng của người dân Nhật Bản.

“Thất phúc thần” có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng đối với việc kinh doanh, nghệ thuật văn hoá của người dân Nhật Bản. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị từ bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

  1. Thất phúc thần là gì?
  2. Sự hình thành về thất phúc thần trong văn hóa của Nhật Bản
  3. Chân dung Thất phúc thần của Nhật Bản
  4. Ảnh hưởng của thất phúc thần trong đời sống của người Nhật

Thất phúc thần là gì?

Thất phúc thần

Shichi Fukujin là 7 vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản

“Shichifukujin” được xem là “Thất thúc thần” tượng trưng cho sự may mắn và phúc lành được người dân Nhật Bản vô cùng xem trọng, “Thất thúc thần” bắt đầu trở nên quen thuộc và phổ biến đối với văn hóa Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 15.

Tại Nhật Bản, “Thất phúc thần” không chỉ mang ý nghĩa của sự may mắn mà đây còn là nguồn đề tài vô tận cho các bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, gốm sứ, điêu khắc,...

Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất phúc thần bao gồm 6 nam thần và 1 nữ thần

Được xem như sự pha trộn từ các vị thần có nguồn gốc khác như như Nhật Bản (Ebisu), Ấn Độ (Benzaiten, Bishamonten, Daikokuten), Trung Quốc (Fukurokuju, Hotei, Jurojin). Những vị thần này trong tiếng Nhật được gọi dưới tên gọi là Thất Phúc Thần.

Quan sát từ trái sang phải thì tên gọi của các Thất phúc thần lần lượt là Hotei, Jurojin, Fukurokuju, Bishamonten, Benzaiten, Daikokuten và Ebisu.

Sự hình thành về thất phúc thần trong văn hóa của Nhật Bản

Thất phúc thần

Thời gian xuất hiện Thất phúc thần

Tại Nhật Bản thất phúc thần xuất hiện bắt đầu từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 16 sau thời kỳ chiến quốc nhằm mục đích thể hiện mong muốn thái bình của người dân thường được làm từ đêm giao thừa đến 3 ngày đầu tiên của năm mới.

Câu chuyện về Thất phúc thần ra đời

Câu chuyện của thất phúc thần thường xuất hiện vào những ngày đầu năm, người dân Nhật Bản truyền tai nhau vào mỗi dịp đầu năm thất phúc thần sẽ cùng ngồi trên một con thuyền chở đầy châu báu, bảo vật quý hiếm và ghé thăm các khu làng Nhật Bản và ban phát những phúc lành và sự may mắn đến với các gia đình xứng đáng. Chính vì vậy, trẻ em tại Nhật thường được người lớn tặng cho các phong bao lì xì có hình các vị thần và chiếc thuyền chứa đầy những kho báu trên đó.

Chân dung Thất phúc thần của Nhật Bản

Thất phúc thần

Daikokuten

Thần Daikokuten là hiện thân của vị thần Shiva Ấn Độ, đây là hiện thân của sự giàu có đại diện cho một nền nông nghiệp thịnh vượng và mùa mang bội thu. Đây là vị thần đứng đầu trong Thất Phúc thần được xem như Ông táo có vai trò cai quản trong gian bếp của các gia đình Nhật Bản.

Đặc điểm nhận dạng của thần Daikokuten là có da ngăm đen, miệng mỉm cười và thường chít khăn vải trên đầu, ông thường đứng hoặc ngồi trên 2 bao gạo, tay phải của thần cầm một cái vồ nhỏ bằng gỗ dùng để ban điều ước và tay trái vác lên một bao tải lớn chứa các loại báu vật ban cho những người xứng đáng.

Thần Hotei

Thần Hotei được xem là hóa thân của đức phật Di Lặc Bồ tát trong Phật giáo. Đây là vị thần tượng trưng cho hạnh phúc và sức khỏe dồi dào.

Đặc điểm nhận dạng của vị thần này là thân hình to béo, phúc hậu, một tay của thần cầm một cây quạt lông, tay kia mang trên vai một dãy gạo không bao giờ cạn, vị thần này lúc nào cũng tươi cười và gương mặt phúc hậu.

Juroujin

Juroujin là vị thần có xuất xứ từ Trung Quốc đại diện cho sự trường thọ, sức khỏe và cả trí tuệ. Đặc điểm nhận dạng của vị thần này chính là một bộ râu tóc trắng xóa, một tay chống tượng và một tay ôm trái đào.

Fukurokuju

Thần Fukurokuju là vị thần tượng trưng cho sự ban phước trường thọ, mang đến phúc lành và thịnh vượng cho con cháu.

Đặc điểm nhận dạng của vị thần này chính là luôn có một con hạc ở cạnh bên của vị thần, một tay của thần sẽ cần gậy và một tay kia sẽ cầm 1 tờ sớ.

Bishamonten

Thần Bishamonten là vị thần diệt trừ tà ma và ban phước đức đến với các gia đình. Vị thần nào có gương mặt giận dữ và tay luôn cầm vũ khí.

Benzaiten

Thần Benzaiten là vị thần nữ duy nhất trong Thất Phúc thần vị thần này giữ vai trò ban phát tài vận và ban phát khả năng âm nhạc và nghệ thuật. Thần Benzaiten mặc áo tiên nữ, tay đang đánh đàn tì bà.

Ebisu

Thần Ebisu là vị thần đảm nhiệm vai trò ban lộc kinh doanh thịnh vượng, giúp tôm cá đầy ghe, mùa màng bội thu. Đặc điểm nhận dạng của vị thần này chính là một tay thần cầm cần câu và tay còn lại cầm một con cá hồng lớn.

Ảnh hưởng của thất phúc thần trong đời sống của người Nhật

Thất phúc thần

Điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ Netsuke, được xem là Engimono không thể thiếu những dịp đầu năm mới trong các gia đình Nhật Bản.

Ngoài ra trong các bài hát, tranh vẽ dân gian Nhật Bản cũng có đề cập nhiều đến các vị thất phúc thần, trong các cửa hàng, quán ăn tại Nhật cũng có trưng tượng của thất phúc thần với mong muốn cầu mong sự làm ăn được thuận lợi và may mắn.

Shichifukujin cũng phổ biến trong các bài hát, tranh vẽ và nhà hát dân gian Nhật Bản.

Trong các cửa hàng và nhà hàng, người ta thường trưng tượng của một hoặc tất cả Thất phúc thần để việc làm ăn may mắn thuận lợi.

Trên đây là các thông tin về Thất phúc thần trong văn hoá dân gian của người Nhật. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về văn hoá và phong tục của người dân Nhật Bản.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Chân dung “Thất phúc thần” trong văn hóa của người Nhật

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie