Thần đạo – Tôn giáo bản địa của Nhật Bản

WeXpats
2021/09/09

 Thần đạo là một trong những tôn giáo chiếm đa số tại Nhật. Có rất nhiều đền thờ thần tại quốc gia này và nhiều người tôn kính các vị thần trong văn hóa tâm linh của họ. 

 Văn hóa tâm linh của người Nhật gắn liền với Thần đạo. Đây cũng chính là tôn giáo bản địa của người Nhật xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển, trở thành đạo giáo nổi tiếng trong tâm linh của người dân nơi này. Bên cạnh đó thần đạo cũng có một mối liên quan mật thiết và gắn liền trong lịch sử Nhật nên tôn giáo này đã nói lên bán sắc văn hóa tâm linh của quốc gia này.

Mục lục

  1. Lịch sử ra đời của tôn giáo bản địa Thần đạo
  2. Đặc trưng của Thần đạo
  3. Tìm hiểu về đền thờ thần đạo
  4. Sức ảnh hưởng của Thần đạo ở Nhật

Lịch sử ra đời của tôn giáo bản địa Thần đạo

Sự ra đời của Thần đạo

 Thần đạo là một tín ngưỡng, văn hóa tâm linh nổi tiếng và là chủ yếu tại Nhật Bản. Thần đạo xuất hiện từ rất lâu trước công nguyên. Các nghi lễ thường được tổ chức rất trang trọng trong những hang đá hay những địa điểm linh thiêng. Điều này được ghi chép lại trong Nhật Bản thư kỷ. Thần đạo từ khi xuất hiện dần phát triển và truyền bá đến nhiều người hơn và được lưu truyền qua nhiều thế hệ tại Nhật.

Lịch sử phát triển trong các giai đoạn

 Thần đạo trải qua một giai đoạn phát triển rất lâu đời tại Nhật Bản. Ở thế kỷ thứ 6 khi Nho giáo và Phật giáo xuất hiện tại Nhật, Thần đạo vẫn tiếp tục được truyền bá và mở rộng đến người dân. Thời kỳ Asuka, các thần xã được xây dựng nhưng Thần đạo bị Phật giáo áp đảo hơn.

 Vào thế kỷ thứ 18, trong thời kỳ Edo, Thần đạo được phát triển trở lại và tách biệt khỏi Phật giáo. Tuy nhiên trước sự ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo thì Thần đạo vẫn chưa được công nhận là quốc giáo. Tuy nhiên những người mong muốn mang Thần đạo nguyên thủy trở lại tiếp tục đấu tranh.

 Đến khi chế độ Mạc phủ sụp đổ và Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền thì Thần đạo đã được tách hoàn toàn ra khỏi Phật giáo và khôi phục lại Thần kỳ quan (cơ quan lo việc tôn giáo) để Thần đạo phát triển trở lại. Đến năm 1870, Đại giáo công bố và thực thi chính sách đưa Thần đạo trở thành quốc giáo.

 Từ những điều này, Thần đạo tiếp tục phát triển và Thiên hoàng được người dân tôn sùng và gọi ngài là con cháu của các vị thần linh. Do đó Thần đạo đã có cơ hội mở rộng hơn và dần được phát triển mạnh để trở thành văn hóa tâm linh truyền thống và chính thức của người Nhật.

Đặc trưng của Thần đạo

Kami (vị thần trong thần đạo)

 Các vị thần trong thần đạo của Nhật Bản được gọi chung là Kami. Những vị thần này có thể là các vật linh thiêng có trong tự nhiên như: mặt trời, mặt trăng, gió, núi, sông ngòi, cây cối, đá, sấm sét, mưa…và linh hồn của người đã mất (có thể là tổ tiên của Nhật hoàng, tổ tiên của các gia đình hay những người có công với đất nước).

 Người Nhật quan niệm răng những vị thần thường tồn tại dưới hình dạng của các động vật, thực vật, các cảnh quan tự nhiên, các hồ nước, sông suối. Những vị thần luôn được tôn thờ và được mọi người tôn kính, thường có những miếu thờ riêng từ xa xưa hay các đền thờ thần như ngày nay. Trong thần đạo, nữ thần Amaterasu là vị thần nổi tiếng nhất mà người Nhật nào theo thần đạo cũng biết đến.

Thần đạo chỉ có câu cầu nguyện, khấn cổ truyền miệng

 Nếu như các tôn giáo khác sẽ có những kinh kệ, kinh thánh riêng thì đối với thần đạo lại không có điều này. Tôn giáo này cũng không có bất kỳ điều luật nào và cũng không có những điều răn để những người theo thần đạo phải làm theo. Đây là một trong những điều khác biệt và đặc biệt ở thần đạo.

 Trong Thần đạo, khi cầu nguyện người Nhật chỉ sử dụng câu cầu nguyện, khấn cổ được truyền miệng lại từ xa xưa trước đây là “norito” hay “norii”. Câu cầu nguyện này được biết có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước đây, được người dân theo thần đạo lưu truyền và giữ gìn đến ngày nay.

Đề cao sự thanh tẩy, sạch sẽ

Thần đạo thường đề cao sự sạch sẽ và thanh tẩy. Khi đến những nơi tôn nghiêm như đền thờ thần thường có một hồ nước được đặt trước lối vào đền thờ chính. Những người theo thần đạo hay những người khác phải thanh tẩy bằng cách dùng nước này để rửa tay, súc miệng trước. Khi đã thanh tẩy sạch sẽ, mọi người mới có thể bước vào điện thờ để hành lễ với các vị thần.

 Điều này được người theo thần đạo quan niệm khi gặp thần phải giữ cho cơ thể thật sạch sẽ. Vì thế nên những hồ nước, nơi rửa tay, súc miệng đều được đặt trước lối vào để mọi người có thể thanh tẩy mình trước rồi mới vào gặp thần để tỏ lòng tôn kính.

Tìm hiểu về đền thờ thần đạo

Cấu trúc đền thờ Thần đạo, cổng Tori

 Các đền thờ thần đạo được biết đến là những thần xã, nơi ngự trị của các vị thần. Những đền thờ này thường được đặt tại các vùng núi cao, khu vực đồi núi rất cheo leo. Tuy nhiên người dân theo thần đạo tin rằng đây là những nơi linh thiêng mà các vị thần cư ngụ.

Do dó hầu hết các đền thờ thần đều gắn liền với những ngọn núi, sông ngòi, biển, hồ nước. Các đền thờ của Thần đạo thường được xây dựng với những cột gỗ lớn, có các khu vực điện thờ chính cùng những khu vực riêng biệt. Đền thờ thường được sơn màu đỏ nổi bật, phần máu được ốp ngói màu xanh đặc trưng. Mỗi một đền thờ sẽ được xây dựng theo một cách riêng nhưng những điểm đặc trưng sẽ là cách mọi người nhận diện đền thờ thần.

 Cổng Torii cũng là một trong những điểm đặc trưng của các đền thờ thần đạo. Các cổng này được làm bằng gỗ và được sơn màu đỏ. Những cánh cổng này gắn với truyền thuyết thần mặt trời trong thần đạo. Cánh cổng này cũng được xem là nơi các vị thần đi qua, vì thế khi đi qua cổng này mọi người thường nép qua một bên.

Thần thể

 Đối với thần đạo không có một hình ảnh nào cụ thể phác họa nên mà chỉ là những biểu tượng. Trên các bàn thờ của những vị thần thường có các bài vị hay những mảnh giấy ghi tên của các vị thần mà họ thờ phụng. Vì thế thần đạo thường hướng đến thần thể mà không có một hình dáng nào nhất định như các tôn giáo khác.

Sức ảnh hưởng của Thần đạo ở Nhật

Số lượng tín đồ

 Thần đạo là một tôn giáo không truyền bá hay kêu gọi mọi người tham gia, không ép buộc người khác theo đạo. Do đó mà số lượng tín đồ của tôn giáo này trên thế giới rất ít và hầu hết chỉ có các tín đồ là người Nhật Bản. Cũng chính vì điều này mà Thần đạo là một trong những tôn giáo thể hiện đầy đủ những bản sắc văn hóa đặc trưng, không biến đổi và thể hiện rõ những khí chất của đạo giáo này.

Các lĩnh vực ảnh hưởng nổi bật: trà đạo, thư pháp, cắm hoa…

 Thần đạo không chỉ là một tôn giáo để cầu nguyện, thờ cúng thần linh mà còn mang đến những ảnh hưởng và tạo ra các nghệ thuật truyền thống của người Nhật như: trà đạo, thư pháp, cắm hoa… Những nghệ thuật này được thể hiện với những tinh hoa của tôn giáo này và hướng đến những giá trị tâm linh, tinh thần tốt đẹp nhất.

 Thần đạo là tôn giáo lớn nhất hiện nay tại Nhật Bản mà hầu như mọi người đều biết đến. Khi đặt chân đến Nhật, mọi người sẽ thấy sự xuất hiện của rất nhiều các đền thờ thần trải dài khắp nước Nhật, cho thấy sự phổ biến của tôn giáo này. Đây là một trong những tôn giáo bản sắc, đặc trưng và thể hiện được rõ nét văn hóa của người Nhật.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Thần đạo – Tôn giáo bản địa của Nhật Bản

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie