Chắc hẳn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ các lễ hội truyền thống của Nhật. Tại Nhật Bản, các sự kiện và lễ hội được tổ chức suốt 4 mùa dựa trên những phong tục, tập quán và đặc sắc riêng của từng mùa. Trong số các lễ hội đó, tiêu biểu có thể kể đến như Lễ Setsubun, Lễ hội búp bê, Tết Đoan ngọ… Ngoài ra vào dịp tết thì có sự kiện viếng chùa đầu năm hay mở bánh Kagamimochi. Trong bài viết này, WeXpats sẽ giới thiệu đến các bạn những lễ nghi truyền thống của người Nhật vào mỗi dịp lễ hội !
Mục lục
Các lễ hội truyền thống trong năm
Nhắc đến các lễ hội truyền thống trong năm tại Nhật có thể kể đến lễ Tiết phân (ném đậu xua đuổi ma quỷ), Lễ hội búp bê cầu nguyện sự khỏe mạnh, hạnh phúc cho các bé gái. Ngoài ra, Lễ hội Tanabata, Obon cũng là những sự kiện quen thuộc được nhiều người biết đến.
Lễ Tiết phân Setsubun (節分)
Setsubun là lễ hội trừ ma, giải hạn được tổ chức vào ngày trước ngày Lập xuân. Vào ngày này, người Nhật có truyền thống ném hạt đậu để xua đuổi tà ma. Vừa ném đậu mọi người thường tụng câu “thần chú” 「鬼は外、福は内」 (Ma quỷ ra ngoài, phúc lộc vào nhà) . Ngoài ra, để ma quỷ không vào được nhà, có một số địa phương còn để đầu con cá mòi nướng lên đầu nhánh cây nhựa ruồi rồi đặt trước cửa nhà.
Lễ hội búp bê Hinamatsuri (ひな祭り)
Hinamatsuri là lễ hội cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc và sự trưởng thành cho các bé gái được chỗ chức vào ngày 3/3 hằng năm. Vào ngày này, người Nhật trang trí búp bê Hina - búp bê được cho là có thể bảo vệ các bé khỏi bệnh tật, tai nạn. Ngày xưa, búp bê Hina được làm bằng giấy rồi thả trôi sông với ý nghĩa thả trôi tà khí. Đến dịp lễ hội, người ta thường ăn bỏng, ngao, chirashi zushi, bánh Hishimochi để chúc mừng. Bỏng Hina arare có 4 màu gồm hồng, xanh, vàng, trắng tượng trưng cho 4 mùa và cầu chúc cho bé gái hạnh phúc quanh năm. Còn ngao có hai chiếc vở khớp với nhau nên có ý nghĩa mong cho bé tương lai sẽ tìm được một người phù hợp với mình đến cuối đời.
Tết Đoan Ngọ(端午の節句)
Là ngày lễ cầu chúc sức khoẻ, hạnh phúc cho các bé trai được tổ chức vào ngày 5/5 hằng năm. Vào tết Đoan ngọ, người Nhật treo cá chép và búp bê để chúc mừng. Cá chép ở đây có ý nghĩa “cá chép hoá rồng” - mong cho các bé trai sẽ công thành danh toại, còn búp bê là đồ vật bảo vệ các bé khỏi tà ma.
Tanabata (七夕)
Tanabata là lễ hội thờ các vì sao được tổ chức chủ yếu vào ngày 7/7. Đây là sự kiện được du nhập từ Trung Quốc nên có sự pha trộn nền văn hoá của cả hai nước. Cứ mỗi khi đến dịp Tanabata, người ta lại viết điều ước lên mảnh giấy nhỏ rồi treo lên cành tre, ăn somen.
Obon(お盆)
Obon là sự kiện để tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất được tổ chức từ 13 - 16 tháng 8. Tối 13/8, người Nhật sẽ đốt “bếp lửa” để đón ông bà tổ tiên đã khuất, đến ngày cuối cùng là 16/8 lại đốt “lửa” để tiễn họ về với thế giới bên kia. "Bon Odori" là một điệu nhảy truyền thống thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất.
Ngắm trăng (月見)
Giống như ở Việt Nam có phong tục thưởng trăng rằm vào tết Trung Thu thì ở Nhật cũng có lễ ngắm trăng. Người Nhật thường đặt bánh dày, hạt dẻ, cỏ lau lên bàn thờ và cầu nguyện cho một mùa màng bội thu.
Tori no ichi (酉の市)
Tori no ichi là sự kiện cầu chúc buôn may bán đắt, làm ăn thuận lợi. Hằng năm cứ vào ngày này tháng 11, lễ hội lại được tổ chức khăp các đền thờ có thờ liên quan đến chim và đại bàng. Một đặc trưng của lễ hội này là có rất nhiều đồng tiền lớn đồng tiền nhỏ, hay con hạc được bày bán.
Bài viết được tuyển chọn
Những sự kiện truyền thống vào ngày Tết
Chuẩn bị cho năm mới(正月事始め)
Shougatsu jihajime thường được tổ chức vào ngày 13 tháng 12 để chuẩn bị đón vị thần Toshikamisama vào năm mới. Các sự kiện dịp này gồm có Susuharai (すす払い)và Matsumukae (松迎え) . Susuharai không chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ mà còn mang ý nghĩa trừ tà. Matsukae là việc mang những cành thông và củi từ trên núi về để trang trí nhà cửa. Hiện nay nhiều siêu thị bày bán cành thông và củi nên ngày càng có ít nhà tổ chức matsukae.
Đêm giao thừa (大晦日)
Omisoka hay còn gọi đêm giao thừa - là đêm cuối cùng của năm. Thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các đền chùa sẽ đánh 108 tiếng chuông tượng trưng cho 108 điều phiền não của con người. Ý nghĩa của sự kiện này là xua tan phiền não năm cũ, mang lại cảm giác hứng khởi tươi mới cho năm mới. Bên cạnh đó, người Nhật có truyền thống ăn Mỳ trường thọ (Toshikoshi soba) với mong muốn sẽ sống lâu sống khoẻ, cắt đứt hết mọi điều rủi và tai ách trong năm vừa qua.
Viếng đền chùa (初詣)
Hatsumode là sự kiện đi thăm các đền chùa dịp đầu năm. Mọi người thường đi vào 3 ngày đầu tiên của năm mới, và cầu mong cho năm mới hạnh phúc và không bệnh tật.
Tách bánh mochi(鏡開き)
Kagami biraki là sự kiện để ăn Kagami mochi, được dâng lên Toshigami vào ngày đầu năm mới và cầu mong hạnh phúc và sức khỏe cho năm tới. Nó được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm. Kagami biraki là một sự kiện bắt nguồn từ gia đình samurai. Người ta nói rằng Toshigami sống ở Kagami Mochi. Kagami mochi được làm khô nên có đặc điểm là được ăn như ozoni hoặc súp siru.
Nghi lễ truyền thống của người Nhật
Nghi lễ đời người (人生儀礼) là những sự kiện được tổ chức vào những cột mốc quan trọng của đời người. Ở Nhật, có thể kể đến như Đi lễ đền chùa, lễ Shichigosan, lễ Đính hôn…
Lễ đền chùa(お宮参り)
Miyamairi là sự kiện để kỷ niệm sự ra đời của một đứa trẻ, được tổ chức một tháng sau khi sinh. Ý nghĩa của sự kiện này là để thể hiện sự biết ơn đối vị thần cư ngụ nơi mảnh đất mình sinh ra, và cầu mong đứa trẻ chóng lớn, khoẻ mạnh.
Shichigosan (七五三)
Shichigosan là sự kiện cầu chúc các bé phát triển khỏe mạnh. Nó được gọi là Shichigosan vì nó được tổ chức ở lứa tuổi 7, 5 và 3. Thông thường, lễ được tổ chức khi bé gái lên 3 tuổi và 7 tuổi, còn các bé trai lên 3 tuổi và 5 tuổi. Các bé gái mặc váy và kimono, còn các bé trai mặc mặc vest hay hakama để vào thăm đền.
Lễ đính hôn(結納)
Đính hôn là sự kiện chính thức xác lập một sự gắn bó giữa hai người. Gia đình nam sẽ trao nhẫn cưới và sính lễ cho gia đình nữ. Ngày xưa, người Nhật còn tặng những món quà may mắn như kimono, obi, mực khô.
Mừng thọ 60 tuổi(還暦祝い)
Lễ mừng thọ lần thứ 60 là sự kiện mừng thọ cho những người bước sang ngưỡng 60 tuổi. Đối với lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60, có phong tục tặng cho người đó một bộ kimono gọi là Aka-chanchan và một đồ vật có màu đỏ.
Kết
Trên đây Wexpats đã giới thiệu ngắn gọn các sự kiện truyền thống của Nhật Bản bao gồm Setsubun, Tết Đoan ngọ, Tanabata,... và các sự kiện đón chào năm mới như ăn mỳ soba, tách bánh dày... Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc tại Nhật.