Cảnh sát Nhật Bản

WeXpats
2019/05/31

Cảnh sát sẽ là người bạn tốt nhất của bạn khi bạn vướng phải những vấn đề liên quan đến sự an nguy của bản thân hay khu vực nơi bạn sinh sống. Sinh sống ở Nhật, sẽ có những lúc bạn cần phải liên lạc với cảnh sát đúng không? Tuy nhiên, rất hiếm người hiểu rõ về công việc của một cảnh sát Nhật Bản là như thế nào. Vậy nên, hãy đọc qua bài viết này để hiểu về những con người ngày đêm bảo vệ trật tự trị an của đất nước mặt trời mọc nhé.

Trọng trách của cảnh sát Nhật

Cùng tìm hiểu về công việc của cảnh sát Nhật Bản qua bài viết này nhé.

Nội dung công việc

Ở Nhật Bản, cảnh sát làm việc tại các bốt cảnh sát (kouban 交番) và cảnh sát xử lý vi phạm giao thông sẽ gánh vác nhiều trọng trách khác nhau. Dưới đây là các chức danh và mô tả về công việc của các sĩ quan cảnh sát Nhật Bản.

  • Cảnh sát địa phương sẽ thường túc trực tại các bốt cảnh sát hoặc lái xe cảnh sát để tuần tra xung quanh địa phương, ngăn ngừa sự cố, tai nạn và các hành vi phạm pháp tội phạm.
  • Cảnh sát giao thông thường lái moto trắng hoặc xe tuần tra để xử phạt các hành vi vi phạm giao thông.
  • Cảnh sát hình sự sẽ điều tra về tội phạm, các vụ án, giám định pháp y, v.v…
  • Cảnh sát an ninh đời sống sẽ chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các biện pháp ngăn ngừa hành vi phạm tội khi còn là vị thành niên, tư vấn an toàn, v.v…
  • Cảnh vệ sẽ có nhiệm vụ của giữ gìn trị an, điều tiết giao thông, bảo vệ yếu nhân, cứu trợ cần thiết khi có thảm họa, v.v…

Những gì mình giới thiệu ở trên là công việc của những cảnh sát phải trực tiếp điều tra hiện trường. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến công việc của cảnh sát trưởng hay nhân viên phòng nội vụ của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia.

Đồng phục

Xe cảnh sát

Đồng phục cảnh sát Nhật Bản là được quy định chung cho toàn quốc. Bộ đồng phục này có màu xanh đậm và trên ngực áo sẽ có một huy hiệu phân chia cấp bậc và nghĩa vụ. Vào mùa đông, cảnh sát Nhật sẽ mặc một chiếc áo khoác có đính nút vàng và thắt cà vạt màu xanh đậm, và trong khi đó họ sẽ mặc một chiếc áo màu xanh nhạt vào mùa hè.

Các đồ đạc bao gồm sổ ghi chép của cảnh sát, còng tay, baton (dùi cui), súng ngắn, v.v… Sổ ghi chép thường được mọi người biết đến như là một thẻ căn cước của chính người cảnh sát đó thông qua một số bộ phim trinh thám, nơi mà cảnh sát trình diện sổ của mình trong quá trình điều tra. Còng tay, dùi cui và súng ngắn là những trang bị cần thiết được sử dụng để xử lý các tội phạm nguy hiểm.

Cảnh sát Nhật thường lái xe tuần tra, xe moto trắng, hoặc xe đạp. Xe tuần tra, trong tiếng Nhật là Patokaa パトカー(hoặc patororu kaa パトロールカー), là một chiếc xe cảnh sát với nửa trên được sơn màu trắng và nửa dưới được sơn màu đen rất đặc trưng và có gắn đèn đỏ trên nóc xe. Trong trường hợp khẩn cấp, còi sẽ hú liên hồi “Woo” “Woo” để báo hiệu cho mọi người.

Xe moto trắng, trong tiếng Nhật là Shiro-bai 白バイ, là tên gọi của một chiếc moto được sơn trắng hoàn toàn mà cảnh sát sử dụng. Thông thường, cảnh sát giao thông sẽ lái moto này. Ngoài ra, cảnh sát Nhật Bản sẽ đi xe đạp khi cần di chuyển trong một khoảng cách ngắn. Chắc chắn là bạn đã từng nghe qua về việc cảnh sát Nhật đạp xe đạp khi tuần tra đúng không nào?

Đặc trưng của cảnh sát Nhật

Hình ảnh thân thiện của cảnh sát Nhật

Ở Nhật Bản, các sĩ quan cảnh sát sở hữu một hình ảnh khá thân thiện, gần gũi với công chúng. Trẻ em Nhật cũng rất thích những chú cảnh sát và ưu ái gọi họ bằng biệt danh “O-mawarisan”, và đa số các bé đều muốn trở thành cảnh sát trong tương lai.

Vì cảnh sát Nhật được cho là làm việc rất nghiêm túc mà không hề lạm quyền, một số người dân gọi cảnh sát là “đồng minh của chính nghĩa”. Cảnh sát Nhật giữ một hình ảnh trong sạch với các quy tắc như không hề nhận hối lộ hay không sử dụng vũ lực với dân chúng. Tuy rằng, các sĩ quan cảnh sát đều mang theo súng ngắn, nhưng vì Nhật Bản có tình hình an ninh tốt nên rất hiếm khi một vụ nổ súng nào đó diễn ra. Bạn không cần quá lo lắng trừ khi cảnh sát phải xử lý một tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm.

Lịch sử của cảnh sát Nhật Bản

Phù hiệu của cảnh sát

Thời kỳ Edo- thời kỳ của thẩm phán thị trấn và cảnh sát ngầm

Trong thời kỳ Edo (1603-1867), “thẩm phán thị trấn” đóng vai trò như một sở cảnh sát hiện tại. Người ta cho rằng các cảnh sát ngầm (Okkapiki 岡っ引き) được thuê tại những cơ quan này. Hình ảnh những sĩ quan ảnh sát trong thời kỳ này đã được khắc họa trong một số bộ phim truyền hình nổi tiếng và phổ biến ở Nhật Bản như “Tooyama no Kinsan” và “Zenigata Heiji”.

Thời kỳ Meiji, thành lập hệ thống cảnh sát

Chế độ cảnh sát của thời nay được thành lập vào năm 1874 (Meiji 7) dựa trên mô hình xây dựng chế độ của cảnh sát Pháp. Thời kỳ Meiji (1868-1912) là thời kỳ mang tính cách mạng với cột mốc quan trọng là việc chính phủ Nhật Bản từ bỏ chế độ phong kiến trước đây và áp dụng tư duy cải cách phương Tây. Do đó, chế độ cảnh sát cũng được kỳ vọng cải cách sao cho phù hợp với thời đại mới.

Chiến tranh Thế giới Lần 2 – Ban hành luật lệ

Vào năm 1947, khi chiến tranh Thế giới Lần 2 kết thúc, Đạo luật Cảnh sát (cũ) được Bộ Tư lệnh Lực lượng Đồng minh (GHQ) ban hành.

Nhật Bản trong thời kỳ Meiji là một nước tôn thờ chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Nhật Bản được giám sát bởi các nước đồng minh và đổi thành chủ nghĩa dân chủ. Hệ thống cảnh sát cũng đã được đổi mới trong quá trình dân chủ hóa đất nước.

Đạo Luật Cảnh sát trước đây là một hệ thống bao gồm “Cảnh sát địa phương và Cảnh sát thành phố”. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nảy sinh như việc nhiều tội ác không thể được xử lý ở các đơn vị nhỏ như làng xã đã khiến gánh nặng chi phí của chính quyền địa phương ngày một gia tăng. Do đó, Đạo Luật Cảnh sát mới được ban hành vào năm 1954 (Showa 29) và một hệ thống gọi là “Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và sở cảnh sát To-do-fu-ken (đơn vị hành chính của Nhật)” được thành lập. Hệ thống này tiếp tục được phát triển tới thời điểm hiện tại.

Các cơ quan cảnh sát

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia

Như mình đã đề cập ở trên, Nhật Bản có các cơ quan cảnh sát riêng biệt với 2 cấp độ là cả nước và theo từng To-do-fu-ken. Tuy nhiên, những cơ quan này không làm việc độc lập với nhau, mà sở cảnh sát theo từng địa phương sẽ tiếp nhận chỉ thị từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia.

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia được hình thành theo khuôn khổ sau đây.

Nội các – Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia – Cơ quan Cảnh sát Quốc gia  -Bộ phận nội vụ/ Cơ quan trực thuộc/ Cơ quan địa phương

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia là trung tâm của các cơ quan cảnh sát Nhật Bản. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia được quản lý bởi Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia và Nội các văn phòng Thủ tướng.

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia có 3 cơ chế hoạt động dưới đây.

  1. Bộ phận nội bộ: Cục An toàn cuộc sống, Cục hình sự, v.v…
  2. Các tổ chức trực thuộc: Đại học cảnh sát, trụ sở cảnh sát Hoàng gia, v.v…
  3. Cơ quan khu vực, tức các đồn cảnh sát quận, v.v.

Các bộ phận nội bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, phát triển các chính sách của cảnh sát, và lãnh đạo các sĩ quan cảnh sát của cả nước.

Các tổ chức trực thuộc bao gồm đại học Cảnh sát và trụ sở cảnh sát Hoàng gia. Đại học cảnh sát là một cơ sở đào tạo các sĩ quan cảnh sát để trở thành giám đốc điều hành cấp cao. Trụ sở cảnh sát Hoàng gia là một cơ quan bảo vệ những người thuộc Hoàng gia và cung điện Hoàng gia.

Các cơ quan khu vực ám chỉ các sở cảnh sát tỉnh. Sở cảnh sát tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các ủy ban an toàn công cộng nằm trong mỗi đô thị.

Cơ quan cảnh sát thuộc To-do-fu-ken

Cơ chế của các cơ quan cảnh sát thuộc To-do-fu-ken được cấu tạo như sau.

Ủy ban An toàn Công cộng To-do-fu-ken – Trụ sở cảnh sát To-do-fu-ken – Đồn cảnh sát -Bốt cảnh sát/ Văn phòng điều phối/ Văn phòng đại diện

Cảnh sát thuộc To-do-fu-ken được quản lý bởi Ủy ban An toàn Công cộng thuộc To-do-fu-ken. Trung tâm của các cơ quan cảnh sát thuộc To-do-fu-ken là trụ sở cảnh sát. Trụ sở cảnh sát ở Tokyo được gọi là “Sở cảnh sát thủ đô Tokyo” và được đặt tại Chiyoda-ku, Tokyo. Trong các quận khác, nó được gọi là “trụ sở cảnh sát tỉnh…”, v.v… và thường tọa lạc tại văn phòng chính quyền tỉnh.

Đồn cảnh sát được thành lập để phân chia khu vực trong tỉnh và để kiểm soát từng khu vực dễ dàng hơn. Dưới quyền của đồn cảnh sát sẽ là các bốt cảnh sát, văn phòng điều phối và văn phòng đại diện. Các cơ quan này sẽ có những sĩ quan cảnh sát túc trực 24 giờ để tuần tra, ứng phó với sự cố và tai nạn địa phương.

An ninh của Nhật Bản một phần được hình thành nhờ các bốt cảnh sát được lập rất gần với nhà ở của người dân. Khi bắt đầu sống ở Nhật Bản, bạn nên kiểm tra bốt cảnh sát gần nhà mình nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.

Số lượng cảnh sát Nhật Bản

Tổng số sĩ quan cảnh sát trong năm 2018 là 29.902, với tổng số 7,902 cảnh sát thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và 288.800 cảnh sát To-do-fu-ken. Trong 16 năm tính đến năm 2017, số lượng cảnh sát địa phương đã tăng thêm khoảng 30.000 người. Có thể nói chính nhờ việc này mà số lượng tội phạm ở Nhật Bản đang dần suy giảm.

Số lượng nữ sĩ quan cảnh sát cũng đang gia tăng trong những năm gần đây, với 24.587 nữ cảnh sát thuộc lực lượng cảnh sát To-do-fu-ken, chiếm gần 10% tổng số.

Nguồn: Cơ quan Cảnh sát Quốc gia
https://www.npa.go.jp/hakusyo/h30/pdf/11_dai7sho.pdf

Bạn đã hiểu thêm về cảnh sát Nhật Bản chưa? Hy vọng là trong quá trình sống tại Nhật Bản, bạn sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp về các sĩ quan cảnh sát Nhật Bản nhé.

Chia sẻ

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie