Khám phá điệu múa Obon hơn 500 tuổi ở Nhật Bản

WeXpats
2020/05/14

điệu múa obon nhật bản, lễ hội obon, múa dân gian Nhật Bản, lễ hội vu lan, điệu múa Obon, điệu múa Bon Odori,

Lễ hội Obon thường được kéo dài nhiều ngày với các nghi thức được thực hiện vô cùng nghiêm túc, mang những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Không chỉ người dân Nhật Bản mới háo hức mong đợi lễ hội này, mà ngay cả du khách cũng rất mong nhận được tham gia.

Mục lục

  1. Bạn biết gì về Lễ hội Obon điệu múa Obon ở Nhật 
  2. Điệu múa Bon Odori hiện nay như thế nào? 
  3. Có nên trải nghiệm điệu múa Bon Odori trong lễ hội Obon khi đến Nhật? 

Bạn biết gì về Lễ hội Obon điệu múa Obon ở Nhật 

Lễ hội Obon

Thời gian

Thời gian tổ chức lễ hội này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền do có sự xáo trộn trong việc sử dụng Dương lịch và Âm lịch vào thời đại Minh Trị. Cụ thể, một số vùng miền đông Nhật Bản sẽ tổ chức vào tháng 7 Dương lịch. Một số vùng khác tổ chức lễ hội Obon vào tháng 7 và tháng 8 Âm lịch.

Nguồn gốc và ý nghĩa

Lễ hội này có nguồn gốc Phật giáo, để tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên, gần giống như lễ hội Vu Lan tại Việt Nam. 

Câu chuyện về sự tích của lễ hội này cũng tương tự như sự tích Vu Lan báo hiếu. Có một nhà sư tên Mokuren vì tưởng nhớ mẹ mình nên đã tìm cách xuống địa phủ. Tại đây ông thấy mẹ mình chịu khổ sai, vì muốn cứu mẹ ông đã làm theo lời Đức Phật cúng cho các nhà sư và 15 tháng 7 hàng năm. Sau đó, mẹ ông được siêu thoát.

Hoạt động đặc trưng

Các hoạt động đặc trưng của lễ hội như múa Bon Odori, thả thuyền giấy, nghi thức đón và đưa linh hồn trở về địa phủ, đốt lửa... đều được người dân thực hiện đầy đủ và chu đáo. Những nghi thức này đã được truyền lại từ bao đời này, là những hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Obon.

Điệu nhảy Bon Odori – nét đẹp văn hóa Nhật trong lễ hội Obon

Theo truyền thuyết thì sau khi cứu được mẹ, Mokuren đã quá vui mừng và nhảy múa, điệu nhảy này hiện nay được lưu truyền thành điệu Bon Odori. 

Khi nhảy múa mọi người sẽ nắm tay nhau thành một vòng tròn và tin rằng linh hồn của những người đã khuất đang nhảy múa cùng họ. Một số nơi, người dân còn mang những chiếc mặt nạ kinh dị để nhấn mạnh niềm tin này.

Điệu múa Bon Odori hiện nay như thế nào? 

Phát triển thành nhiều phong cách, mang đặc trưng từng vùng. 

Kiểu truyền thống

Phong cách nhảy điệu Bon Odori theo kiểu múa vòng tròn quanh một sàn gỗ được gọi là kiểu nhảy truyền thống. Sàn gỗ này có tên gọi là Yakuza, đây cũng là nơi các ca sĩ và các vũ công trình diễn trong đêm hội Obon.

Kiểu nhảy hiện đại

Thay vì nhảy thành vòng tròn như điệu nhảy truyền thống thì vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Hoặc một kiểu nhảy Bon Odori khác nữa là vũ công sẽ cầm vật gì đó khi nhảu, có nơi vũ công cầm quạt khi nhảy múa và cũng có vũ công múa với những chiếc khăn đầy màu sắc gọi là Tenugui. 

 

Bài nhạc nền cho điệu múa cũng thay đổi

Tùy vào kiểu nhảy mà nhạc nền của điệu múa cũng thay đổi theo. Với các kiểu nhảy truyền thống thì nền nhạc là những nền nhạc truyền thống, lâu đời. Mặt khác, nền nhạc sẽ được lồng ghép các đạo cụ, phụ kiện đi kèm để minh họa thêm cho bài múa.

Các loại Bon-Odori

Điệu múa truyền thống gắn liền với tập quán của dân địa phương

Với loại truyền thống này, mọi người sẽ cùng nhảy múa, ca hát trong tiếng nhạc vui tươi của trống, kèn, đàn Shamisen được trình diễn trực tiếp. 

Hiện tại, điệu múa dân gian trở nên phổ biến hơn

Dưới nền nhạc “Ondo” - nền nhạc dân gian, điển hình có Tokyo Ondo hoặc Tankobushi, mọi người sẽ cùng nhau nhảy múa vào quanh tháp dựng ở công viên hoặc quảng trường.

Có nên trải nghiệm điệu múa Bon Odori trong lễ hội Obon khi đến Nhật? 

Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản

Đây là một gợi ý tuyệt vời cho những người nước ngoài muốn tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa truyền thống của người Nhật. Lễ hội Obon này đã có lịch sử hơn 500 năm, mang đậm dấu ấn văn hóa của người Nhật truyền qua bao thế hệ. Tham gia lễ hội này, bạn sẽ biết được thêm nhiều điều thú vị trong văn hóa Nhật Bản.

Cách đắm mình trong điệu múa Obon

Khi tham gia, trước tiên bạn sẽ đứng ở vòng ngoài, quan sát mọi người nhảy múa, sao đó bạn dần dần hòa vào vòng tròn bên trong, vừa nhìn mọi người xung quanh, vừa di chuyển nhịp nhàng theo họ. Vì đây là điệu múa lặp đi lặp lại các động tác giống nhau nên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng bắt kịp nhịp ngay. Nhiều địa phương còn khuyến khích mọi người tham gia vào điệu múa này, nên bạn có thể nhảy múa với tâm lý thoải mái nhất, không cần phải e ngại.

Bon-Odori không ràng buộc về trang phục nhưng nhiều người muốn thực sự hòa nhập với không khí lễ hội nên đa số người tham gia sẽ mặc Yukata, thêm quạt tròn hoặc quạt xếp. Tất nhiên, khi nhảy mà cầm quạt thì khá vướng víu, nên bạn có thể gắn quạt vào thắt lưng của Yukata. Như thế vừa tiện lại vừa tô thêm nét điệu đà cho trang phục.
 

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Khám phá điệu múa Obon hơn 500 tuổi ở Nhật Bản

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie