Mục lục
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết trung thu ở Nhật Bản
- Các hoạt động đặc trưng trong ngày Tết trung thu ở Nhật
Tết trung thu là một phong tục truyền thống từ lâu đời và được nhiều nước châu Á xem là dịp quan trọng của năm. Để hiểu hơn về các đón tết trung thu tại Nhật và sự khác biệt so với tết trung thu tại Việt Nam. Mời bạn đến với những thông tin từ bài viết sau đây nhé!
Tết trung thu Nhật Bản gắn liền với sự tích chú thỏ ngọc đang giã gạo làm bánh, họ đón tết trung thu với các cách trang trí và thưởng thức những món ăn truyền thống khác biệt mà chỉ có Nhật Bản mới có. Đây trở thành một nét văn hóa mà người Nhật không thể bỏ qua vào rằm tháng Tám hằng năm. Để hiểu rõ hơn về phong tục này bạn đừng bỏ qua những thông tin thú vị có trong bài viết sau đây nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết trung thu ở Nhật Bản
Nguồn gốc
Nếu như theo Việt Nam thì tết trung thu gắn liền với sự tích chú cuội và chị Hằng thì tại nhật Bản tết trung thu gắn liền với sự tích một chú thỏ ngọc đang sinh sống chung với thần Mặt Trăng. Vào đúng ngày trăng tròn của tháng Tám chú thỏ ngọc này cầm chạy giả bột để làm bánh Mochi.
Khác với ở Việt Nam Nhật Bản còn có dịp trung thu lần 2, trung thu lần 2 được tổ chức vào khoảng ngày 13/9 hằng năm. Họ cho rằng việc chỉ ngắm trăng vào ngày 15 thì sẽ mang đến sự xui xẻo và những điều không may nên việc ngắm trăng vào ngày 13/9 sẽ giúp họ xua đuổi được điều này và đón nhận những sự may mắn nhất.
Từ đó bánh Mochi là loại bánh mà người dân Nhật bản hay ăn cùng nhau vào mỗi dịp trung thu.
Ý nghĩa
Người Việt Nam quan niệm Tết trung thu là tết của trẻ em, vào ngày lễ này trẻ em khắp cả nước đều đi ra phố rước đèn, trẻ em cùng nhau chơi những trò chơi ở dưới ánh trăng ngày rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ bánh kẹo.
Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi - lễ hội ngắm trăng, được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch). Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Suzuki,..
Thời gian tổ chức trung thu ở Nhật đặc biệt thế nào?
Khác với Việt Nam, trung thu được tổ chức 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi “Đêm 15”. Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya được gọi là “đêm 13″ hay ” trăng sau”.
Bài viết được tuyển chọn
Các hoạt động đặc trưng trong ngày Tết trung thu ở Nhật
Trang trí trung thu
Người Nhật thường dùng loại cỏ lau mang tên là Suzuki tượng trưng cho hiện thân của thần Mặt Trăng tại Nhật để làm vật trang trí chính trong đêm trung thu.
Vật trang trí này mang ý nghĩa đem đến sự sung túc và bội thu của mùa màng đến cho người dân và xua đuổi các loại ma quỷ những điều xui xẻo.
Người dân Nhật Bản thường làm loại bánh Dango để cúng vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hằng năm. Người Nhật quan niệm đây là thứ bánh có thể đem đến hạnh phúc ấm no cho họ vào vụ mùa tiếp theo. Thông thường người Nhật sẽ tiến hành xếp 15 viên bánh dango lên dĩa để cúng sau đó sẽ tiến hành thưởng thức chúng cùng với những người thân trong gia đình.
Ăn uống trong tết trung thu
Ở Việt Nam món bánh trung thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp trung thu, tuy nhiên ở Nhật Bản ngoài món bánh truyền thống là dango Người Nhật còn ăn kèm vào mỗi dịp trung thu nữa đó là hạt dẻ, khoai môn, edamame cùng một số loại trái cây khác,…
Ở Nhật quen thuộc với cỏ Susuki, Tsukimi Dango. Đó chính là hai món cơ bản nhất, ngoài ra người Nhật còn bày biện thêm hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn, edamame. Còn ở Việt Nam, ăn bánh trung thu hoa quả, đặc biệt quan trọng là bưởi và quả hồng.
Hoạt động vui chơi trong ngày trung thu
Việt Nam vào mỗi dịp trung thu bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những chú lân được múa rộn ràng trên khắp các đường phố với quan niệm là khi lân vào nhà sẽ mang đến sung túc và tài lộc cho gia chủ nên được nhiều người hưởng ứng và rước những chú lân vào nhà của mình. Những thành viên trong gia đình vào mỗi dịp trung thu thì quây quần sum họp với nhau để ăn bánh trung thu, trẻ em thì sách lồng đèn đi rước ông trăng,…
Tại Nhật Bản người ta sẽ tiến hành các hoạt động trang trí trung thu và làm các món bánh truyền thống để thường thức chúng cùng gia đình vào đêm trung thu và cầu mong sự hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình họ.
Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn có những thông tin để hiểu được những sự khác biệt mà lễ hội trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản. Mỗi nơi sẽ có một phong tục và phương thức tổ chức khác nhau, nếu bạn đã và đang sống tại Nhật thì hãy tận hưởng và tuân theo phong tục của nước này nhé!