Độc đáo nghệ thuật thư pháp của Nhật Bản

WeXpats
2020/11/11

 Nhật Bản – một đất nước có nền văn hóa tồn tại qua hàng ngàn năm, thắm nhuần trong dòng máu của những người dân nơi đây. Một số nét văn hóa đã trở thành truyền thống và thói quen của người Nhật trong đời sống, học tập và làm việc của họ. Giúp cho họ rèn luyện được các đức tính nhẫn nại, cẩn thận và tỉ mỉ. Đó cũng là lý do khiến cho đất nước Nhật Bản mặc dù không được thiên nhiên ưu đãi nhưng vẫn trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới.

 Một trong những loại hình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng của Nhật Bản, được nhiều người biết đến đó là nghệ thuật thư pháp. Nghệ thuật thư pháp được rất nhiều người Nhật Bản tham gia và theo đuổi, vì thế mà đây chính là một trong những bộ môn nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở xứ sở hoa anh đào. Vậy bộ môn này có gì độc đáo mà thu hút nhiều người Nhật tham gia đến như vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho vấn đề này nhé.

 

Mục lục

  1. Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản có lịch sử như thế nào?
  2. Quá trình viết thư pháp của người Nhật
  3. Phong cách viết chính trong thư pháp Nhật Bản
  4. Các loại thư pháp nghệ thuật thư pháp của Nhật Bản

Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản có lịch sử như thế nào?

Nguồn gốc ra đời

Nghệ thuật thư pháp của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật từ thời kỳ Nara (710 – 794) cùng với cách chế tạo mực, giấy và bút lông. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật thư pháp của Trung Hoa nhưng người Nhật cũng đã có được những cách cách tân riêng để tạo ra được một trường phái nghệ thuật thư pháp riêng của mình, trong đó tiêu biểu nhất cho trường phái này đó là hệ thống chữ Kana.

Các văn tự thư pháp cổ của người Nhật

Được biết, văn bản thư pháp cổ xưa nhất của người Nhật Bản đó là bản khắc trên hào quang của tượng Phật Y Dược ở chùa Horyuji. Các chùa này cũng giữ những ghi chú thư pháp, các Hokke Gisho được viết vào đầu thế kỉ VII và được coi là văn bản tiếng Nhật lâu đời nhất. Những văn bản này được viết bằng chữ thảo và được minh họa bằng chữ viết trong thời Asuka đã được tinh chế ở mức cao hơn.

Quá trình viết thư pháp của người Nhật

Các dụng cụ để viết thư pháp

Bốn dụng cụ cơ bản của thư pháp bao gồm: một cây bút lông, một hộp mực đen, giấy Nhật và đồ mài mực để nghiền mực và trộn với nước. Ngoài ra, còn có một số dụng cụ khác như bàn thẩm để giữ giấy ở vị trí nhất định, miếng vải để ngăn mực chảy ra, con dấu của tác giả.

Quá trình viết thư pháp

Trong quá trình viết thư pháp, đầu tiên cần phải mài mực cùng với ngước trong nghiên cho đến khi mực tan ra thành dạng lỏng thì có thể sử dụng được. Thao tác cầm bút, cần phải sử dụng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của tay phải, cầm ở giữa thân bút và vuông góc với mặt giấy. Khi viết cần phải thẳng lưng với tay trái đặt nhẹ nhàng trên mặt giấy để tạo ra được những nét chữ đẹp và sạch sẽ.

Phong cách viết chính trong thư pháp Nhật Bản

Kaisho: 

Là một kiểu viết nhập môn của thư pháp với viết thư pháp kiểu vuông. Theo đó, người học khi mới bắt đầu đều phải hằng ngày luyện viết chữ kiểu này. Đây chính là nền tảng cho các học viên có thể sử dụng thành thạo bút lông để viết thư pháp. Phong cách này đòi hỏi các nét chữ đều phải cẩn thận và rõ ràng.

Gyoshou: 

Đây là phong cách viết nữa chữ kiểu thảo trong thư pháp Nhật, có nghĩa là viết thư pháp nhanh, thường sử dụng trong ghi chú. Phong cách viết này đòi hỏi những nét chữ thư pháp rời rạc nhưng vẫn trôi chảy và lưu loát. Chữ viết này rất phổ thông và dễ đọc trong đa số tầng lớp tri thức tại Nhật.

Shousho:

 Shousho là phong cách viết thư pháp nhiều nét, là cách viết chữ thảo trôi chảy trong thư pháp Nhật. Tuy nhiên, cách viết này rất khó đọc vì những nhà thư pháp không cho phép bút lông của mình rời khỏi giấy để có được những nét chữ nhanh và thanh nhã hơn. Vì thế mà chỉ có những người học viết kiểu thư pháp này mới có thể đọc được.

Các loại thư pháp nghệ thuật thư pháp của Nhật Bản

Thư pháp chữ Hán:

Thư pháp chữ Hán là bộ môn này dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người về những bài thơ, văn xuôi cổ điển và được viết bằng chữ Hán. Thư pháp Hán là sự kết hợp giữa hiện đại và tính truyền thống.

Thư pháp chữ Kana:

 đây là một sự cải biên từ thư pháp Trung Quốc, với mục đích viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản, phát triển nhưng bài hát Waka và thơ Haiku.

Thư pháp thơ văn cận đại: là sự hòa hợp giữa chữ Hán và chữ Kana trong việc lấy những tác phẩm văn học và thơ ca làm đề tài, đây là một nghệ thuật thư pháp dễ đọc và gần gũi nên được sự ủng hộ của nhiều người dân Nhật Bản.

Thư pháp viết chữ cỡ lớn: đây là bộ môn nghệ thuật viết chữ với kích thước lớn nhưng số lượng chỉ từ 1 – 2 từ.

Thư pháp in chữ bằng khuôn khắc đá – Tenkoku: đây được xem là tinh hoa của giới thư pháp phương Đông. Theo đó, chữ in bằng những khuôn hình vuông 3 cm, khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại và sau đó in lên giấy trắng.

Thư pháp ZenEi:

 đây là bộ môn chịu sự ảnh hưởng của trừu tượng hóa phương Tây và triết học phương Đông, khiến cho người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm của mình.

Thư pháp chữ khắc gỗ: là những chữ viết được khắc lên bản gỗ, có thể được tô nhiều màu sắc.

Hy vọng là bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Độc đáo nghệ thuật thư pháp của Nhật Bản

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie