So với các đất nước khác, Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia gánh chịu nhiều thảm họa thiên nhiên. Vậy khi đối phó với động đất Nhật Bản cần làm những gì? Hãy cùng WeXpats tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
1. Vì sao hay xảy ra động đất Nhật Bản?
2. Hậu quả động đất gây ra
3. Động đất Nhật Bản có những mức độ nào?
4. Làm gì khi động đất Nhật Bản xảy ra?
5. Làm gì sau động đất Nhật Bản xảy ra?
6. Chuẩn bị ứng phó động đất Nhật Bản
Vì sao hay xảy ra động đất Nhật Bản?
Quần đảo Nhật Bản thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương, vì thế động đất thường xuyên xảy ra ở đây. Không những thế, Nhật Bản còn nằm trên ranh giới của bốn tấm kiến tạo lớn: tấm kiến tạo Bắc Mỹ, tấm kiến tạo Âu-Á, tấm kiến tạo Thái Bình Dương, và tấm kiến tạo Philippines. Sự va chạm và di chuyển của các tấm kiến tạo này tạo ra căng thẳng địa chất, dẫn đến động đất Nhật Bản.
Tham khảo:
Đặc điểm bão ở Nhật và cách phòng chống thiên tai ở Nhật !
Hậu quả động đất gây ra
Mạng lưới thông tin liên lạc bị cắt
Động đất Nhật Bản gây ra thiệt hại lớn đến đường dây thuê bao (đường dây điện thoại) của từng hộ gia đình và đường dây liên lạc của các văn phòng, tổng đài. Các thiết bị không thể hoạt động do cúp điện và đường dây điện thoại gặp vấn đề.
Mạng lưới giao thông bị gián đoạn
Gần đây, nền đất bị lỏng lẻo và thiệt hại do các thảm họa liên quan đến trầm tích ngày càng mở rộng. Ngoài việc nhiều ngôi làng bị cô lập, việc di tản của cư dân cũng gặp nhiều khó khăn, điều này đã trở thành trở ngại lớn cho việc vận chuyển hàng cứu trợ sau đó và khôi phục các tuyến đường huyết mạch.
Xuất hiện thiệt hại do cháy, nổ
Các trận động đất đã gây ra phá hủy các đường dây điện và đường ống khí khiến nhiều đám cháy xảy ra. Trong quá khứ, đã có những đám cháy bùng phát liên tục dù đã hơn một ngày trôi qua mà không thể dập tắt.
Thiệt hại do sóng thần lớn
Sau các trận động đất Nhật Bản thường để lại một số dư chấn lớn, kéo theo sóng thần. Trong lịch sử, trên bờ biển Sanriku gần tâm chấn động đất đã quan sát thấy những đợt sóng thần lớn với độ cao ngập lụt vượt quá 20 đến 30m ở nhiều khu vực và những cơn sóng thần dọc theo các bờ biển của cả nước. Tại các tỉnh Miyagi, Iwate và Fukushima, nơi cơn sóng thần ập đến đã khiến cho gần 19.214 người đã bị ảnh hưởng
Động đất Nhật Bản có những mức độ nào?
Động đất Nhật Bản có các cấp độ từ 0 đến 7, giá trị càng cao thể hiện rung động càng mạnh. Các cấp độ động đất Nhật Bản và mức độ rung động cũng như mức độ thiệt hại được mô tả như sau:
- Cường độ 0: Rung động được ghi nhận bởi máy đo động đất nhưng không đủ mạnh để con người cảm nhận.
- Cường độ 1: Một số người ở trong môi trường yên tĩnh có thể cảm nhận được rung động.
- Cường độ 2: Hầu hết mọi người ở trong môi trường yên tĩnh sẽ cảm nhận được rung động.
- Cường độ 3: Người ở trong nhà sẽ nhận ra rằng đang có rung động.
- Cường độ 4: Đèn điện sẽ rung và các vật dụng không được cố định có thể bị đổ.
- Cường độ 5 yếu: Sách trên kệ và đồ dùng trong nhà có thể rơi xuống, đồ nội thất có thể di chuyển.
- Cường độ 5 mạnh: Khó đi lại nếu không nắm chặt vào vật gì đó, đồ nội thất không cố định có thể bị đổ.
- Cường độ 6 yếu: Khó khăn trong việc đứng vững, gạch ốp tường và kính cửa sổ có nguy cơ rơi xuống.
- Cường độ 6 mạnh: Có khả năng cao các công trình bằng gỗ kém chịu lực sẽ bị nghiêng hoặc sụp đổ.
- Cường độ 7: Ngay cả các tòa nhà bằng bê tông cốt thép cũng có nguy cơ sụp đổ.
Làm gì khi động đất Nhật Bản xảy ra
Động đất Nhật Bản có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Do vậy, tùy theo từng địa điểm sẽ có những hành động cần làm khác nhau.
Khi ở trong nhà
Trong trường hợp động đất Nhật Bản xảy ra khi bạn đang ở trong nhà, việc ưu tiên hàng đầu là bảo vệ bản thân. Quan trọng nhất là tìm chỗ trú ẩn an toàn như dưới bàn, vì do rung động của động đất Nhật Bản, nguy cơ bị vật từ trên cao rơi trúng là rất cao.
Tại nơi làm việc hoặc các tòa nhà cao tầng
Ở nơi làm việc hoặc trong các tòa nhà cao tầng, rủi ro gây có thể nhiều hơn do vị trí cao và nhiều thiết bị và máy móc. Để bảo vệ bản thân, cần rời xa cửa sổ để tránh kính vỡ và tránh sử dụng thang máy khi sơ tán. Trong trường hợp này bạn cần di chuyển bằng lối thoát hiểm theo một cách bình tĩnh và có tổ chức.
Khi ở trong siêu thị
Động đất Nhật Bản xảy ra trong khi bạn đang ở siêu thị hoặc cửa hàng cần cẩn trọng vì nguy cơ rơi vỡ từ các sản phẩm và kệ hàng. Tìm chỗ trú ẩn gần các cột hoặc ở những khu vực có ít hàng hóa. Tránh xa kệ đựng sản phẩm làm từ kính hoặc các vật dễ vỡ khác. Tương tự như ở nơi làm việc, không sử dụng thang máy để sơ tán và tuân theo hướng dẫn của nhân viên hoặc người phụ trách trong trường hợp khẩn cấp.
Khi ở trên đường phố
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần nhanh chóng di chuyển ra xa khỏi các tòa nhà cao tầng, vì chúng có nguy cơ sụp đổ dưới tác động của động đất. Ngay cả khi các tòa nhà không sụp đổ, vẫn cần phải cảnh giác với nguy cơ từ những mảnh vỡ kính cửa sổ, mái nhà, biển hiệu và các vật khác có thể rơi xuống. Trong trường hợp này, việc sử dụng bất cứ thứ gì bạn có như túi xách hay áo khoác, để bảo vệ đầu và cơ thể và tìm một nơi trú ẩn an toàn là hết sức cần thiết.
Làm gì sau động đất Nhật Bản xảy ra?
Sau khi xảy ra động đất Nhật Bản, kiểm tra xem có thương tích hay nguy hiểm nào như rò rỉ khí gas, hỏa hoạn, hoặc dây điện bị đứt hay không. Nếu cần thiết, sơ tán ra khỏi tòa nhà theo hướng dẫn an toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sơ tán sau khi động đất Nhật Bản không còn rung động.
Dưới đây, WeXpats xin giới thiệu đến bạn các cấp độ cảnh báo của sơ tán theo chỉ thị lánh nạn:
- Cấp độ 1: Cảnh báo sớm về tình hình thời tiết, dự đoán động đất Nhật Bản, sóng thần, thiên tai…
- Cấp độ 2: Các thông tin lưu ý về mưa to, triều cường,...
- Cấp độ 3: Cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa, bắt đầu sơ tán từ các đối tượng ưu tiên như người cao tuổi, người tàn tật…
- Cấp độ 4: Cảnh báo thảm họa có nguy cơ xảy ra cao, nhà nước bắt đầu đưa ra chỉ thị toàn dân lánh nạn.
- Cấp độ 5: Cảnh báo thảm họa xảy ra, những biện pháp an đảm bảo an toàn khẩn cấp cho những người không thể sơ tán an toàn.
Khi sơ tán rời khỏi nhà, cần chú ý xung quanh để bảo vệ an toàn. Sau khi động đất Nhật Bản xảy ra, đường phố có thể trở nên tắc nghẽn bởi xe cứu hỏa và xe cứu thương, do đó, bạn nên đi bộ và mang theo những hành lý dễ di chuyển. Điểm sơ tán thường là trường học hoặc các cơ sở cộng đồng gần đó.
Tại địa điểm sơ tán, bạn có thể nhận được chăn mềm và thực phẩm cứu thương cùng với sự giúp đỡ từ các chuyên viên y tế một cách miễn phí nên không có gì cần quá lo lắng.
Sau mỗi trận động đất Nhật Bản, có thể xảy ra dư chấn vài lần. Do đó, bạn không nên quá vội vã trở về nhà mà hãy tập trung tại khu sơ tán cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường.
Tham khảo:
Cách học tiếng Nhật giao tiếp theo chủ đề và cách dùng trong tình huống khẩn cấp
Chuẩn bị ứng phó động đất Nhật Bản
Động đất Nhật Bản là điều mà người dân ở nơi đây cũng không thể chống lại được, do đó, bạn nên trang bị thật kỹ để ứng phó với thiên tai.
Hãy cài đặt sẵn app cảnh báo thiên tai
Nhật Bản cung cấp dịch vụ mạng WIFI 「00000 JAPAN」miễn phí dành cho người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai như động đất hoặc lũ lụt để có thể kiểm tra an toàn và thu thập thông tin mà không cần dựa vào mạng điện thoại di động.
Sau đây, WeXpats xin giới thiệu đến bạn một số app hữu ích trong các tình huống khẩn cấp như: Safe tips và NHK World Japan.
Safe tips là ứng dụng đa ngôn ngữ, cung cấp những thông tin mới về động đất Nhật Bản cho người nước ngoài, do cục Du lịch Nhật Bản phát hành. Trong app này bạn có thể sử dụng để tìm các địa điểm lánh nạn và sử dụng các thẻ giao tiếp khi muốn yêu cầu giúp đỡ bằng tiếng Nhật
Còn NHK World Japan sẽ luôn cập nhập những thông tin mới nhất về sóng thần, động đất Nhật Bản.
Ngoài ra bạn có thể theo dõi thông tin về thiên tai của cục khí tượng qua trên web dưới đây: 気象庁 Japan Meteorological Agency
Chuẩn bị sẵn túi lánh nạn
Nếu nhà bạn bị hư hại do động đất Nhật Bản hoặc thảm họa tự nhiên khác, việc sơ tán đến một nơi an toàn và sống cuộc sống tạm thời trở nên cần thiết. Trong tình huống như vậy, việc chuẩn bị một ba lô khẩn cấp với những vật dụng cần thiết để có thể lấy ra ngay lập tức là hết sức quan trọng.
WeXpats xin gợi ý một số các vật dụng cần thiết trong ba lô khẩn cấp này như:
- Nước uống, hàng tạp hóa (nước lọc, đồ hộp, bánh quy, sô cô la,...)
- Vật có giá trị (sổ tiết kiệm, con dấu, tiền mặt, thẻ bảo hiểm y tế,...)
- Vật dụng sơ cứu (băng thương, chất khử trùng, thuốc,...)
- Mũ bảo hiểm, mũ trùm phòng chống thiên tai, khẩu trang, găng tay lao động
- Đèn pin, radio di động, pin dự phòng, sạc điện thoại di động
- Quần áo, đồ lót, chăn, khăn tắm
- Nhà vệ sinh di động, máy làm ấm cơ thể dùng một lần, khăn ướt.
- Đối với gia đình có trẻ sơ sinh, hãy chuẩn bị sữa, tã dùng một lần, bình sữa trẻ em,...
Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thiên tai, vì vậy, hãy cố gắng chuẩn bị kỹ càng nhất có thể cho chính bản thân và những người xung quanh nhé.