Văn hóa Nhật Bản gây ấn tượng với bè bạn 5 Châu nhiều điều thú vị, trong đó căn phòng kiểu Nhật washitsu chính là một trong những đặc trưng thú vị.
Căn phòng truyền thống kiểu Nhật – washitsu được nhắc đến nhiều trong những chia sẻ về du lịch Nhật Bản. Vậy căn phòng này có điều gì đặc biệt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thêm biết rõ về căn phòng mang đậm dấu ấn của người Nhật này. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Mục lục
- Washitsu là gì?
- Các yếu tố tạo nên một căn phòng washitsu
- Sự phát triển của washitsu qua từng thời kỳ
- Trải nghiệm phòng washitsu ở đâu tại Nhật
Washitsu là gì?
Tên gọi
Washitsu (和室) được biết đến là kiểu phòng truyền thống của Nhật Bản có cấu trúc đặc biệt để dễ dàng nhận biết căn phòng. Sàn của căn phòng washitsu đều được trải chiếu sạch sẽ, loại chiếu này chỉ được sử dụng dành cho phòng washitsu.
Ngoài tên gọi washitsu thì căn phòng này còn được đặt tên là căn phòng trải chiếu Tatami. Đặc điểm của phòng Washitsu người Nhật đó chính là không bày biện nhiều đồ đạc, không gian phòng trống, thông thoáng.
Nguồn gốc ra đời
Phòng kiểu nhật/washitsu xuất hiện trong thời kỳ Muromachi (1336 – 1573). Hoạt động chủ yếu trong căn phòng truyền thống này đó chính là tổ chức hoạt động truyền thống như Trà đạo, cắm hoa Ikebana, Thư đạo,… hoặc làm nơi đặt bàn thờ tổ tiên hay Thần Phật. Căn phòng washitsu còn là nơi dùng để tiếp khách, chiêu đãi tiệc truyền thống.
Bài viết được tuyển chọn
Các yếu tố tạo nên một căn phòng washitsu
Căn phòng washitsu có sự thu hút đối với nhiều người nhờ cách bài trí phòng và các vật dụng bên trong căn phòng. Một trong số những chi tiết quan trọng bên trong căn phòng washitsu phải kể đến đó chính là:
Chiếu Tatami
Căn phòng truyền thống washitsu có chiếu Tatami (kanji: 畳) hay còn được gọi là tấm nệm truyền thống của người Nhật Bản. Mặt sàn của căn phòng được tạo thành bằng cách xếp chặt các tấm nệm hình chữ nhật có kích cỡ thống nhất lại với nhau. Kích thước của chiếu truyền thống được sử dụng có cỡ 910mm×1820mm, dày 55mm với chiều dài bằng hai lần chiều rộng.
Cửa trượt Shoji
Cửa trượt shoji kiểu Nhật hay còn được gọi là cửa kéo, cửa lùa kiểu Nhật Bản mang đến sự riêng tư cho căn phòng truyền thống của người Nhật Bản. Hiện nay, cánh cửa Shoji được sử dụng vô cùng phổ biến bởi sự đơn giản, tiện lợi và vẻ đẹp của cửa. Người Nhật sử dụng cửa Shoji kết hợp với khung gỗ hoặc tre rồi tạo thành tấm chắn để ngăn cách các gian phòng tạo nên sự lạ mắt.
Tokonoma
Tokonoma chính là một góc phòng được trang trí và đặt thụt vào trong so với vách tường một tí. Tokonoma chính là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà của người Nhật. Bản thân từ “tokonoma” ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó.
Transom (ranma)
Ranma là những vật liệu được làm bằng gỗ thường được tìm thấy ở trên fusuma trong các phòng kiểu Nhật truyền thống - washitsu. Chúng được thiết kế cũng như chạm khắc vô cùng phức tạp, tỉ mỉ cho phép ánh sáng được lọt vào bên trong căn phòng washitsu qua các khe hở.
Trần (tenjo)
Căn phòng truyền thống kiểu Nhật có nhiều loại trần khác nhau, phòng washitsu sử dụng trần đơn giản, thiết kế bằng phẳng. Nhưng trong các phòng quan trọng như phòng tiếp tân, tiếp quan khách cấp cao hoặc phòng trong đền, chùa thì trần lại được che chắn, trang trí bằng tranh ảnh, thể hiện hình ảnh sống động.
Kệ tích hợp (chigaidana)
Chigaidana hay kệ tích hợp được xây dựng bên trong căn phòng washitsu, kệ treo tường so le thường được tìm thấy bên cạnh hẻm và được sử dụng để hiển thị các đồ trang trí như bình hoa và lư hương. Đây chính là đặc điểm để nhận ra căn phòng truyền thống washitsu của người Nhật Bản.
Bàn tích hợp (tsuke shoin)
Tsuke Shoin là những chiếc bàn học thường được xây dựng ở một bên của căn phòng washitsu và được đặt ở bên dưới cửa sổ. Lượng lọc ánh sáng trong phòng truyền thống thường được điều chỉnh khi sử dụng bàn tích hợp.
Sự phát triển của washitsu qua từng thời kỳ
Các thời kỳ lịch sử
Căn phòng washitsu nhật bản vào thời kỳ đầu tiên chỉ sử dụng dành riêng cho giới quý tộc. Một số người sẽ ngồi trên chiếu được trải riêng lẻ trong căn phòng và chiếc chiếu Tatami được sử dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là thời kỳ Muromachi. Trong những thế kỷ tiếp theo, thảm chiếu ngày càng được sử dụng vô cùng phổ biến và bạn có thể tìm thấy được trong nhiều gia đình ở Nhật Bản.
Cải tiến washitsu ở hiện tại
Ngày nay các căn phòng truyền thống washitsu của người Nhật Bản có 2 kiểu chính đó là shoin và sukiya. Kiểu phòng Shoin trở nên phổ biến hơn hẳn trong nhiều khu dân cư dùng để tiếp khách và giải trí là chủ yếu.
Phong cách sukiya chính là một trong những phong cách mới tạo thành sự khác biệt cho căn phòng truyền thống washitsu của người Nhật. Những yếu tố này hình thành kiểu washitsu mới lạ, độc đáo cho văn hóa Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp.
Trải nghiệm phòng washitsu ở đâu tại Nhật
Căn phòng washitsu truyền thống vẫn được bố trí sử dụng cho đến thời điểm hiện tại. Bạn có thể gặp được căn phòng tại nhiều khách sạn, nhà nghỉ vì họ vẫn duy trì washitsu truyền thống để phục vụ tốt cho du khách tham quan. Ngoài ra tại nhiều khu vực suối nước nóng, quản lý vẫn tiến hành bố trí căn phòng truyền thống – washitsu để phục vụ cho khách hàng của mình. Đi khắp nước Nhật để tìm kiếm căn phòng washitsu là điều không hề khó thực hiện. Văn hóa sử dụng phòng truyền thống washitsu của người Nhật Bản vô cùng ấn tượng đối với bè bạn quốc tế. Từng độ vật, cách bố trí trong căn phòng washitsu đều mang đến sự thu hút đặc biệt đối với du khách tham quan, tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản.