Nhật Bản có nhiều mẫu truyện cổ tích kinh điển được nhiều người yêu thích với những điều thú vị từ các câu chuyện này.
Tại mỗi một quốc gia đều có những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, chuyện dân gian riêng biệt với những phong cách theo một bản sắc văn hóa của quốc gia đó. Những câu chuyện cổ tích tại Nhật Bản cũng như vậy, đều có những nét đặc trưng riêng với các câu chuyện kinh điển về những điều thú vị trong cuộc sống và được nhân hóa lên một cách kỳ ảo.
Mục lục
- Truyện cổ tích Nhật Bản là gì?
- Truyện cổ tích trong văn hóa Nhật Bản
- Những mẫu truyện cổ tích Nhật Bản kinh điển
- Bài học ý nghĩa từ truyện cổ tích Nhật Bản
Truyện cổ tích Nhật Bản là gì?
Khái niệm
Tại xứ sở hoa anh đào với bề dày lịch sử hình thành lâu đời thì những câu chuyện cổ tích là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Truyện cổ tích là những câu truyện được kể trong dân gian và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những câu truyện này được nhân hóa với những nhân vật có số phận đặc biệt và gặp được may mắn, được giúp đỡ hoặc những hình tượng các con vật có khả năng đặc biệt.
Nguồn gốc truyện cổ tích Nhật Bản
Truyện cổ tích Nhật Bản được hình thành từ lâu đời và là một trong những nghệ thuật văn học dân gian lâu đời tại quốc gia này. Những câu truyện cổ tích xuất phát từ những câu chuyện vui trong cuộc sống và được mọi người truyền tai nhau sau đó nhân hóa lên với những sự hư ảo và kỳ thú nhằm mang lại một niềm tin trong cuộc sống cũng như mang đến những bài học ý nghĩa.
Bài viết được tuyển chọn
Truyện cổ tích trong văn hóa Nhật Bản
Cốt truyện
Các cốt truyện của những câu truyện cổ tích Nhật Bản mang đến những nội dung thú vị, các chủ đề xoay quanh cuộc sống. Nội dung truyện được nhân hóa và mang đến nhiều thể loại đặc sắc, giúp cho mọi người có được những nguồn động lực và truyền cảm hứng sâu sắc.
Đa số nội dung truyện thường xoay quanh những điều kỳ ảo, hư cấu mà người viết truyện mang lại. Các nội dung thường tập trung vào những điều xấu xa, hậu quả gây ra, những người tốt và những điều nhận được khi làm các việc tốt qua từng câu chuyện với những nhân vật được nhắc đến.
Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ trong truyện
Truyện cổ tích thường có nhiều hình ảnh ẩn dụ, những biểu tượng đặc trưng của mỗi câu chuyện. Ở các hình ảnh biểu tượng thường đại diện cho những người tốt, những người có các việc làm tốt hay có một tấm lòng yêu thương, quý mến và giúp đỡ người khác.
Bên cạnh đó, người Nhật cũng sử dụng những hình ảnh ẩn dụ trong các câu truyện cổ tích để chỉ đến những điều trong cuộc sống. Hình ảnh ẩn dụ được nhân hóa một cách tinh tế, tài tình để người nghe, người đọc có thể liên tưởng đến các hình ảnh này.
Tinh thần truyện: có chí thì nên
Tinh thần của mỗi câu chuyện là một lời chỉ bảo, khuyên răng mọi người hướng đến những điều tốt đẹp, chân thành, lương thiện. Hầu hết các câu truyện đều mong muốn mang lại những bài học bổ ích, phê phán những thói xấu xa và dạy bảo mọi người có chí thì nên, luôn giúp đỡ và đối xử tốt với những người khác trong cuộc sống, không gây hại hay làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai để nhận được nhiều thành quả tốt đẹp hơn.
Những mẫu truyện cổ tích Nhật Bản kinh điển
Yêu nữ tuyết
Yêu nữ tuyết là một câu truyện cổ tích đặc sắc của người Nhật. Câu chuyện kể về hai cha con gặp phải yêu nữ tuyết, sau đó người cha đã bị hại và người con trai được tha sống, tuy nhiên chàng trai buộc phải giữ bí mật. Sau đó chàng trai gặp một cô gái, hai người đem lòng yêu thương nhau và có con.
Đến một hôm trời tuyết chàng trai nhớ đến chuyện năm xưa và kể cho người vợ nghe. Ngay lập tức người vợ hóa thành yêu nữ tuyết và định giết chàng trai. Tuy nhiên ngay lúc đó đứa bé bật khóc và chàng trai được tha mạng. Yêu nữ tuyết biến mất và từ đó hình thành nên một câu truyện truyền thuyết và người Nhật tin rằng khi trời tuyết sẽ có yêu nữ xuất hiện.
Tiếng trồng của Tanuki tại chùa Shojo-ji
Tanuki là một loại lửng chó và là một động vật quen thuộc tại Nhật Bản. Những chú lửng chó này thường biến hóa với nhiều hình dạng trong các câu truyện cổ tích và quấy phá con người. Trong câu truyện này, những các nhân vật Tanuki trú tại ngôi chùa Shojo và quấy phá các trụ trì, đánh đuổi họ đi với tiếng trống bụng.
Sau này một người sư đi ngang và trú tại ngôi chùa cũng bị quấy phá. Tuy nhiên người sư này không hề lo sợ mà rất thích thú. Ông cũng hòa theo tiếng trống bụng, sau đó các Tanuki dùng sức mạnh đánh vào bụng và bị thương nặng. Người sư này đã chăm sóc nên các chú Tanuki rất quý mến ông và họ cùng chung sống tại ngôi chùa rất hạnh phúc.
Ông thần nghèo
Đây là một câu truyện cổ tích với nội dung giáo dục vô cùng đặc sắc. Câu chuyện này nói về một gia đình lười biếng và thường xuyên không dọn dẹp nhà cửa. Đến một ngày ông lão tự dung dọn dẹp và quét nhà nên cả nhà đã cùng nhau dọn dẹp.
Sau khi nhà cửa sạch sẽ ông lão nghe tiếng phát ra trên trần nhà của ông thần nghèo. Vị thần bảo ông mang đến chợ gặp ông già đầu bù tóc rối. Thế là ông lão mang vị thần ra chợ tìm gặp và sau khi vị thần qua ông già kia thì ông lão trở về nhà, từ đó cả gia đình sống hạnh phúc và không ai lười biếng nữa.
Thần Nghèo và thần Phúc
Trong văn hóa dân gian của Nhật Bản có rất nhiều vị thần tuy nhiên họ chỉ thờ Thần đạo là chủ yếu. Trong một câu truyện cổ tích về thần nghèo và thần phúc xuất hiện tại một ngôi nhà nhỏ. Vị thần nghèo sống trong gia đình lâu năm nên gia đình nãy mãi nghèo và không khấm khá nổi.
Một hôm vị thần phúc đến gia đình và lôi kéo thần nghèo ra khỏi ngôi nhà này. Tuy nhiên thần nghèo không đi và nhờ sự trợ giúp của hai vợ chồng. Cả ba cùng đánh đuổi thần phúc đi. Từ đó hai vợ chồng vẫn hoàn nghèo nhưng chung sống hạnh phúc với nhau.
Sự tích Thỏ ngọc giã bánh Mochi trên cung trăng
Thỏ ngọc giã bánh Mochi trên cung trăng là sự tích bắt nguồn cho loại bánh Mochi nổi tiếng tại Nhật Bản. Câu chuyện này nói về một chú thỏ đã dùng thân mình để làm thức ăn cho người ăn xin mà thượng đế hóa thành. Sau cùng cảm động với tấm lòng của thỏ nên thượng đế đã mang chú thỏ lên mặt trăng và từ đó có sự tích thỏ ngọc giã bánh mochi trên mặt trăng.
Bài học ý nghĩa từ truyện cổ tích Nhật Bản
Các câu chuyện cổ tích với những bài học sâu sắc nhằm chỉ bảo, khuyên răng mọi người nên làm những điều tốt, hướng đến cái thiện và luôn đối xử tốt với những người khác. Bên cạnh đó các câu truyện cũng đưa ra những bài học về đạo lý làm người, những cách đối nhân xử thế trong cuộc sống và những bài học sâu sắc về lòng tham, lòng trắc ẩn, tính nhân văn. Những lời hay ý nghĩa trong các câu truyện cổ tích này mang lại cho mọi người có thêm nhiều động lực hơn và mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Truyện cổ tích là những câu truyện được hư cấu và được tạo dựng nên từ những điều trong cuộc sống. Các câu truyện cổ tích Nhật Bản mang những ý nghĩa đặc biệt với những điều chỉ bảo tốt đẹp cho mọi người, đem lại những tiếng cười sâu sắc và châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội.