TÌM HIỂU VỀ LỄ THẤT TỊCH - TANABATA Ở NHẬT BẢN

WeXpats
2021/06/22

 Nhắc đến lễ Thất tịch (Tanabata) tại Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những mảnh giấy nhỏ viết điều ước treo trên cây tre để trang trí hay là cặp đôi Ngưu Lang -Chức Nữ. Ở Nhật, lễ Thất tịch cũng là một trong một trong những ngày lễ lớn giống như ngày Tết, tết Đoan Ngọ, tết Thiếu nhi...Cứ vào dịp này, khi đi vào các cửa hàng bách hóa, siêu thị, khu phố mua sắm….chắc chắn bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh những người khách hàng đang vui vẻ viết điều ước lên những mảnh giấy để treo lên cây tre. Vậy liệu có phải những mảnh giấy điều ước đó ra đời từ lễ Thất tịch không?

  1. Lễ Thất tịch là…
  2. Cặp đôi lý tưởng Ngưu Lang - Chức Nữ?
  3. Dệt vải để đón tổ tiên
  4. Tanabata - cầu nguyện tránh bệnh tật tai ương
  5. Lễ Thất tịch thì ăn gì?
  6. Đi đâu chơi vào dịp này ?

Lễ Thất tịch là…

 Từ Sekku (節句) trong tiếng Nhật dùng để chỉ các lễ hội truyền thống được tổ chức vào thời điểm giao mùa và lễ Thất tịch cũng là một trong số đó. Có 5 lễ hội theo mùa chính trong năm đó là: 

  • Ngày 7/1 (人日-Ninnichi)

  • Ngày 3/3(上巳 - Joushi)

  • Ngày 5/5(端午 - Tango)

  • Ngày 7/7(七夕 - Tanabata)

  • Ngày 9/9 (重陽 - Choyo)

Cặp đôi lý tưởng Ngưu Lang - Chức Nữ?

 Truyền thuyết nổi tiếng nhất về lễ Thất tịch chắc chắn chính là câu chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ. Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Chức Nữ - con gái của Ngọc Hoàng - sống ở phía Đông bờ sông Ngân, ngày đêm miệt mài dệt vải để làm áo cho cha mình, chẳng bao giờ bận tâm đến những chuyện khác. Thương con gái, Ngọc Hoàng bèn gả cô cho Ngưu Lang là một vị thần chăn trâu ở phía Tây bờ sông Ngân. Tuy nhiên, kể từ đó Chức Nữ chẳng dệt vải nữa mà vui sống cùng với Ngưu Lang. Ngọc Hoàng thấy vậy bèn nổi giận đưa cô trở về bờ phía Đông sông Ngân. Khi hai người cầu xin thiết tha quá, Ngọc Hoàng thương tình cho họ gặp nhau đúng một lần vào ngày 7 tháng 7 hằng năm. Kể từ đó, ở Trung Quốc có lễ hội Kikoden được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 nhằm ca ngợi những Chức Nữ - người phụ nữ dệt vải giỏi và thần chăn trâu Ngưu Lang, đồng thời cầu mong cho kỹ thuật dệt vải ngày càng tiến bộ. Đây chính là một trong những nguồn gốc tạo nên lễ hội Thất tịch ở Nhật Bản ngày nay. 

Dệt vải để đón tổ tiên

 Thực ra ở Nhật Bản từ xa xưa cũng có một lễ hội dệt vải đặc biệt được tổ chức vào thời gian này (tháng 7). Theo phong tục tập quán, người con gái (trinh nữ) sẽ dệt vải dâng lên tổ tiên và nó nằm trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị để đón tổ tiên về với gia đình. Người ta gọi người con gái dệt vải đó là Tanabatatsume (たなばたつめ)- là nguồn gốc của tên gọi lễ Thất tịch Tanabata ngày nay. Những sự kiện, lễ hội đón tổ tiên cùng lời cầu nguyện cho mùa màng bội thu, tránh bệnh tật tai ương...này cũng có mối quan hệ với lễ hội Obon trong Phật giáo. 

Tanabata - cầu nguyện tránh bệnh tật tai ương

 Các mẩu giấy treo trên cây tre có 5 màu là xanh, đỏ, vàng, trắng, đen (tím) tương ứng với ngũ hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Năm màu sắc này không phải chỉ được dùng vào mỗi lễ Thất tịch mà còn được sử dụng trong các lễ hội khác của Nhật Bản và chúng được cho là có sức mạnh trừ tà. Do đó lễ Thất tịch cũng là một dịp mà người ta thực hiện nghi lễ trừ tà, tránh bệnh tật. Ngày xưa, việc thả những cây tre trang trí xuống sông, hồ còn có ý nghĩa là rũ bỏ bụi bẩn, cầu mong bình an vô sự. Tuy ngày nay chúng ta ít bắt gặp cảnh này hơn nhưng thực ra chỉ là sự thay đổi hình thức thôi còn bản chất vẫn như vậy.

Lễ Thất tịch thì ăn gì?

Mỳ Somen 

  Có rất nhiều món ăn độc đáo được thưởng thức vào dịp này, trong đó điển hình phải kể đến món mì Somen. Mì Somen có nguồn gốc từ Trung Quốc, được cho là một món ăn giúp tiêu trừ ốm đau bệnh tật. Nhiều người cho rằng sau khi được đưa sang Nhật, người Nhật đã sử dụng lúa mì - một nguyên liệu khác với ban đầu để chế biến sao cho hợp với thời tiết, khẩu vị của họ. Và hiện này ở Nhật, ngày 7/7 chính thức được coi là ngày Somen (そうめんの日).

Chirashi Sushi

 

 Có không ít gia đình ăn Chirashi Sushi vào lễ Thất tịch, tuy nhiên món ăn này lại không có sự liên quan gì đặc biệt với lễ hội cho lắm. Đơn giản là người Nhật vốn có truyền thống ăn sushi vào các dịp lễ hội, ngày vui. Mà Lễ Thất tịch cũng là một trong số đó, nên việc ăn Chirashi Sushi là hiển nhiên và ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

Đi đâu chơi vào dịp này ?

Lễ hội Tanabata Sendai

 Nhắc đến lễ hội Thất tịch thì không thể không nói tới Lễ hội Tanabata Sendai (仙台七夕まつり). Lễ hội được tổ chức khoảng một tháng sau ngày 7 tháng 7. Vì mùng 7 là ngày chính giữa nên sẽ tổ chức cả 3 ngày là mùng 6, 7 và 8 tháng 8 hàng năm. Lễ hội Tanabata Sendai nổi tiếng đến mức có những chuyến tham quan đến đó bằng xe buýt. Nội dung tham quan bao gồm các tham gia các hoạt động trải nghiệm của sự kiện như ăn uống, trang trí, viết lời ước và treo lên cây…

Lễ hội Noshiro Tanabata “Lâu đài không đêm trên bầu trời”

Nguồn: annintofu

 Đây là một lễ hội thường niên của thành phố Noshiro, tỉnh Akita. Lễ hội này có một những chiếc đèn lồng cao nhất Nhật Bản với chiều cao là 24.1m. Những chiếc đèn lồng khổng lồ được người dân địa phương kéo xuống và diễu hành trên các con phố chính vào mỗi dịp Tanabata. 

Lễ hội Tanabata ở Asakusa - Ueno

 Con phố Kappa Hashimoto-dori với chiều dài khoảng 1,2 km được ví như "Dải sông Ngân" với hai bên là những chiếc đèn lồng, cây tre lớn nhỏ khác nhau thực sự là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng.Thời điểm diễn ra lễ Thất tịch cũng là giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm với sự mở cửa của các cửa hàng địa phương và hàng thủ công truyền thống, các cuộc diễu hành và buổi biểu diễn trên phố. 

Lễ hội Ichinomiya Tanabata

Nguồn: IchinomyaNavi

  Mỗi năm, Lễ hội Tanabata tại thành phố Ichinomya của tỉnh Aichi lại thu hút khoảng 1,3 triệu người đến thăm. Tại thành phố Ichinomiya, nơi được cho là đã phát triển ngành công nghiệp dệt may với sự hỗ trợ của "Thần dệt may", toàn thành phố sẽ tổ chức "Lễ hội Ichinomiya Tanabata - Tạ ơn thần dệt may" trong bốn ngày và ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7 là lễ chính. 

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa & sự kiện theo mùa ở Nhật Bản/ TÌM HIỂU VỀ LỄ THẤT TỊCH - TANABATA Ở NHẬT BẢN

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie