Bí ẩn về áo kimono – trang phục truyền thống của người Nhật

WeXpats
2020/11/11

 Trang phục Kimono là một trong những đặc trưng văn hoá của người Nhật. Kimono được thay đổi qua các thời kỳ ra sao, liệu trang phục kimono giữa nam và nữ có gì khác nhau hay không và nên mặc kimono như thế nào mới đúng cách? Nếu bạn tò mò về những điều trên, đừng bỏ lỡ bài viết thú vị sau nhé! 

Văn hóa Nhật Bản là có rất nhiều nét đặc sắc thu hút khách du lịch nước ngoài, nhưng điều khiến bạn bè quốc tế lưu luyến nhất là những tà áo kimono của các thiếu nữ. Chắc hẳn ai nếu đến Nhật Bản đều mong muốn được một lần mặc thử lên mình trang phục truyền thống Nhật Bản. Nếu bạn yêu thích bộ trang phục truyền thống của người Nhật, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây với nét đặc sắc nhất của áo kimono cũng như hướng dẫn đơn giản về cách mặc một bộ kimono.

 

Mục lục

  1. Sự thay đổi của kimono qua các thời kỳ
  2. Cách mặc kimono
  3. Sự khác biệt giữa kimono nam và nữ ở Nhật
  4. Người Nhật mặc kimono mấy lần trong đời

Sự thay đổi của kimono qua các thời kỳ

Tên gọi kimono

Bạn có biết chữ “Kimono” có ý nghĩa là gì hay không? Kimono là chữ được từ “ki” và “mono”, trong đó "ki" có nghĩa là mặc và "mono" là y phục. Ao Kimono là loại y phục truyền thống của người Nhật, thường được mặc vào những dịp đặc biệt, với hình dáng như chữ “T”, đi kèm cùng đai được thắt quanh eo.

Lịch sử phát triển của kimono

Vào mỗi thời kỳ lịch sử của Nhật Bản, lịch sử bộ trang phục Kimono lại có đôi thay đổi về thiết kế, tên gọi và số người tiếp cận nó.

Ao Kimono Nhật Bản đã được ghi nhận nguồn gốc xuất hiện từ thời kỳ Heian (794-1185), người Nhật thường mặc một loại trang phục có hình dáng rất gần với Kimono hiện nay. Cho tới thời kỳ Edo (1603-1868), loại trang phục trên được đặt tên là kosode với hai cánh tay áo được thiết kế nhỏ đi một chút. Lúc này Kosode phổ biến hơn hẳn so với thời Heian, bất cứ giai cấp, lứa tuổi, giới tính nào cũng có thể mặc nó. Mãi đến thời Meiji (1868-1912), thì kosode đã được đổi tên thành kimono. Nhưng khác với giai đoạn trước, kimono lúc này được sử dụng chủ yếu bởi phụ nữ. 

Cách mặc kimono

Cấu tạo trang phục Kimono, màu sắc trang phục, hoa văn thiết kế ra sao

Một bộ trang phục Kimono hoàn chỉnh thường phải đi kèm với nhiều phụ kiện và phục trang phụ. Trước khi mặc kimono cần mặc áo lót trước, gọi là Juban. Sau khi khoác lên chiếc Kimono cần thắt thêm thắt lưng Obi bằng lụa, đi guốc gỗ cùng tất tabi màu trắng. Ngoài ra phụ nữ có thể cần theo dù trúc truyền thống để tôn lên nét đẹp của Kimono. Đàn ông có thể mặc kimono cùng với hakama (loại quần mặc phía dưới, bên ngoài kimono) nhằm tôn lên tinh thần võ sĩ đạo.

Màu sắc và hoa văn thiết kế của Kimono rất đa dạng, có thể được in theo sở thích của người đặt may hoặc thiết kế sẵn, chủ đề đa số thường là thiên nhiên như cây cỏ, hoa, bướm, …

Nguyên tắc mặc kimono

Về cách mặc áo kimono, trước khi mặc Kimono, cần mặc bộ đồ lót Juban để bảo vệ áo Kimono bên ngoài không bẩn và thấm hút mồ hôi, sau đó mang tất Tabi sẵn. Người mặc sẽ cố định Juban bằng quấn đai Koshihimo và Datejime. Tiếp theo đó sẽ là khoác lớp áo kimono, bạn cần lưu ý căn chỉnh sao cho mép dưới của áo vừa chạm đến mắt cá, tà bên phải chồng lên tà bên trái và cố định bằng dây Koshihimo; kéo phần cổ áo về sau một chút để lộ gáy và chồng khít lên bộ Juban bên trong. Tiếp tục dùng tấm Obi-ita chèn vào trước khi thắt Obi để giữ cho thắt lưng phẳng đẹp, về phần thắt thì có rất nhiều cách thắt Obi sáng tạo mà bạn có thể thử. Bạn có thể dùng 1 tấm Obi-age quấn thêm vào sau lưng để trang trí. Cuối cùng dùng dây Obijime để thắt giữa eo nhằm cố định tất cả.

Sự khác biệt giữa kimono nam và nữ ở Nhật 

Sự khác biệt về họa tiết, màu sắc và dịp mặc

Đặc trưng ao Kimono của nam giới thường không có họa tiết hoa văn nhiều, thay vào đó là một màu tối hoặc kẻ caro và một số gia tộc lớn có thể in hoặc thêu gia huy của dòng họ lên áo. Thông thường nam giới sẽ lựa chọn màu đen vì nó thể hiện cho sự sang trọng và quyền lực.

Trang phục của phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá, cành, … nhằm tôn lên nét đẹp của thiên nhiên hoặc hoạ tiết với màu sắc nổi bật. Kimono dành cho phụ nữ được may riêng để ôm sát với kích thước cơ thể của từng người. Phụ nữ thường diện những phụ kiện đi kèm Kimono như hoa cài tóc, trên cài, guốc gỗ và Obi sặc sỡ.

Các loại kimono của nam và nữ ở nhật

Kimono cũng có rất nhiều loại khác nhau, như Furisode (loại dành cho phụ nữ độc thân); Tomesode ( loại dành cho phụ nữ đã có gia đình); Hōmongi (dành cho mọi đối tượng phụ nữ với mật độ hoa văn ít hơn Furisode); Tsukesage ( là loại kimono được mặc trong các buổi tiệc và đám cưới của bạn bè); Komon (loại kimono với hoạ tiết đơn giản cho những dịp không quá trang trọng); Yukata (kimono dành cho mùa hè với chất liệu thoáng mát thấm hút); Shiromaku (loại kimono trắng cho cô dâu với phần đuôi áo dài toả ra phía sau), … 

Các loại kimono được phân loại dựa theo dịp mặc và hoạ tiết trên áo sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

Người Nhật mặc kimono mấy lần trong đời

 Ý nghĩa của việc mặc kimono

Kimono không chỉ mang tính trang trọng, thường được mặc vào những dịp trang trọng để thể hiện sự lịch thiệp, tôn kính mà người Nhật còn mặc kimono trong những ngày lễ lớn của quốc gia để bày tỏ lòng yêu nước của mình. Kimono là quốc phục đã gắn bó với người dân Nhật Bản từ thời lập quốc, gìn giữ đất nước cho đến thời bình hiện nay, từ thôn làng, đồng ruộng ra đến những chiến trường. Ý nghĩa ao kimono đối với người Nhật vừa mang tinh thần yêu nước, tinh thần võ sĩ đạo, và thể hiện những đức tính tốt đẹp của người Nhật đó là sự tỉ mỉ, cần cù.

Tối thiểu 3 lần trong đời đó là: ngày lễ 753, lễ trưởng thành, kết hôn

Mặc dù hiện nay vì để thuận lợi trong các hoạt động thường ngày mà người Nhật không còn mặc kimono thường nhật nữa, tuy nhiên họ vẫn sẽ khoác lên mình quốc phục này tối thiểu 3 lần trong đời. Đầu tiên là ngày lễ 743, hay còn gọi là ngày mà một đứa trẻ mặc kimono lần đầu trong đời. Cụ thể, người Nhật quan niệm 3, 5, 7 là độ tuổi may mắn nên ngày 15 tháng 11 các bé thuộc độ tuổi này đều sẽ mặc kimono để đến đền cầu nguyện. Lễ trưởng thành là ngày lễ lớn thứ 2 mà một người Nhật mặc Kimono, vào ngày này các thanh niên tròn 20 tuổi sẽ được cấp giấy chứng nhận trưởng thành và chính thức bước vào độ tuổi có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lần thứ 3 là vào ngày lễ cưới.

Bài viết vừa rồi kết thúc, mong rằng đã gửi đến các bạn những thông tin thật thú vị về quốc phục của người Nhật Bản – kimono.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Bí ẩn về áo kimono – trang phục truyền thống của người Nhật

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie