Đi shyu là gì? Tìm việc làm ở Nhật dành cho du học sinh

Phương Thảo
2023/08/21

Văn hóa tìm việc làm ở Nhật vô cùng độc đáo và khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Tìm việc làm ở Nhật, hay còn gọi là shuukatsu (就活) ở Nhật đặc trưng bởi quá trình tuyển dụng dành cho nhân sự là sinh viên mới tốt nghiệp với lịch tuyển dụng cố định hàng năm và tuyển dụng dựa trên tiềm năng của ứng viên. Sau khi trải qua các kỳ thi tuyển dụng họ sẽ bắt đầu làm việc vào tháng 4 năm sau. Là du học sinh ở Nhật, việc hiểu và thích nghi với văn hóa tìm việc làm ở Nhật rất quan trọng để giúp bạn thành công trong hành trình tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.

MỤC LỤC:

  1. Đi shyu là gì?
  2. Hiểu về Shuukatsu - văn hóa tìm việc làm ở Nhật dành cho sinh viên mới ra trường
  3. Cách tìm việc làm ở Nhật hiệu quả nhất
  4. Du học sinh có thể làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp không?
  5. Thay đổi văn hóa Shuukatsu do đại dịch
  6. Một số cách tìm việc làm ở Nhật cho du học sinh
Bạn có đang loay hoay tìm kiếm việc làm tại Nhật?
Bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với bản thân chưa? Không biết cách tìm việc ở Nhật. Không tìm thấy công việc nào dành cho người nước ngoài. Lo lắng về khả năng tiếng Nhật của bản thân.
WeXpats sẽ giúp bạn giải quyết mọi băn khoăn khi tìm việc tại Nhật. Tìm việc làm cùng WeXpats Jobs.

Đi shyu là gì?

tìm việc làm ở Nhật

"就活 (shuukatsu) có nghĩa là "tìm việc", được rút ngắn từ cụm từ 就活活動 (shuukatsu katsudou) có nghĩa là "hoạt động tìm kiếm việc làm". Ở Nhật Bản, shuukatsu dùng để chỉ hoạt động xin việc dành cho sinh viên mới ra trường."

Trong tiếng Việt, "tìm việc" là thuật ngữ chung cho mọi hình thức tìm kiếm việc làm cho dù bạn ứng tuyển công việc mới hay chuyển việc giữa chừng. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, có những thuật ngữ cụ thể để chỉ việc "tìm việc làm ở Nhật" như sau:

  • 就活 (shuukatsu) / 就活活動 (shuukatsu katsudou): chỉ hoạt động tìm kiếm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp cho công việc đầu đời

  • 転職 (tenshoku) / 転職活動 (tenshoku katsudou): chỉ hoạt động thay đổi công việc giữa chừng của những người đã đi làm và không phải sinh viên mới ra trường

Lưu ý rằng, sau tốt nghiệp nếu để để trống khoảng thời gian thất nghiệp mà không có lý do chính đáng, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội tìm việc làm ở Nhật của bạn.

Hiểu về Shuukatsu - văn hóa tìm việc làm ở Nhật dành cho sinh viên mới ra trường

 tìm việc làm ở Nhật

Ở nhiều quốc gia, hoạt động tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp và người đang đi làm không có sự phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, hoạt động「就活 - shuukatsu」và「転職 - tenshoku」trong hành trình tìm việc làm ở Nhật lại được phân biệt rất rõ ràng. Trong đó,「転職 - tenshoku」tương đối giống với cách tìm việc ở nhiều nước khác.

Có thể bạn quan tâm:

Quy trình chuyển việc ở Nhật

Vậy điểm đặc biệt trong văn hóa tìm việc làm ở Nhật là gì? Hãy tham đón xem ở bài viết dưới đây:

Tuyển dụng số lượng lớn sinh viên mới ra trường

Cụm từ「新卒採用 - shinsotsu saiyo」nghĩa là "tuyển dụng sinh viên mới ra trường". Đây là thuật ngữ được các công ty Nhật sử dụng khá phổ biến trên các bài đăng tuyển dụng khi đến mùa tìm việc làm ở Nhật của sinh viên sắp đến. Những hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng là nơi mà nhiều công ty sẽ tham gia để giới thiệu và tiếp cận đến ứng viên tiềm năng. Những công ty lớn có thể tuyển hàng trăm sinh viên mới tốt nghiệp vào làm việc trong năm tới.

Lịch trình tuyển dụng hàng năm cố định

Ở đây chúng ta sẽ nói về “mùa tìm việc” hay còn gọi với cái tên khác là “mùa săn job”. Lịch trình tuyển dụng hàng năm tại Nhật Bản khá cố định và được nhiều công ty tuân thủ. Đối với sinh viên năm cuối, mùa tìm việc làm ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 3 năm học trước năm tốt nghiệp.

  • Sinh viên đại học: bắt đầu tìm việc làm ở Nhật từ năm thứ 3

  • Cấp học thạc sĩ: bắt đầu tìm việc làm ở Nhật từ năm thứ 1

  • Cấp học tiến sĩ: bắt đầu tìm việc làm ở Nhật từ năm thứ 2

Nếu quá trình tìm việc làm ở Nhật diễn ra thuận lợi, sinh viên sẽ nhận được lời mời làm việc sơ bộ từ khoảng tháng 7-9, sau đó tham gia quá trình đào tạo cho ứng viên và nhận lời mời làm việc chính thức từ tháng 10-11. Người được tuyển dụng sẽ bắt đầu làm việc chính thức tại công ty vào tháng 4 năm sau.

Gia nhập công ty vào tháng 4

Hầu hết những công ty Nhật Bản đều tuân theo năm tài chính từ ngày 1/4 năm trước đến ngày 31/3 năm sau. Đây chính là lý do tại sao những nhân viên mới được nhận vào làm việc tại công ty từ tháng 4, mặc dù họ đã được xác nhận làm việc từ năm trước. Một lý do khác là năm học ở Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 3 năm tiếp theo. Vì vậy, để quá trình chuyển tiếp giữa học tập và làm việc diễn ra thuận lợi, sinh viên tốt nghiệp vào tháng 3 sẽ bắt đầu đi làm từ tháng 4 ngay sau đó, như vậy thời gian trống sẽ được rút ngắn nhất có thể.

Tuyển dụng dựa trên năng lực

Ở Nhật Bản, nhân viên mới ra trường được tuyển dụng dựa trên tiềm năng phát triển trong tương lai của họ chứ không phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc. Sinh viên mới ra trường được kỳ vọng có kiến thức cơ bản, không yêu cầu phải biết kiến thức thực tiễn chuyên sâu bởi hầu hết các công ty đều có chương trình đào tạo nhân viên mới theo đúng quy trình.

Vậy “năng lực” được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?

Theo "Khảo sát Tuyển dụng Sinh viên Mới Tốt nghiệp 2018" của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, có trong Hướng dẫn tìm việc của Sinh viên Quốc tế JASSO 2024, 5 điểm được ưu tiên tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng là kỹ năng giao tiếp, khả năng thích ứng, tinh thần sẵn sàng thử thách, tinh thần làm việc nhóm và tính thành thật.

>>> Vậy tìm việc làm ở Nhật đối với du học sinh thì sao?

 tìm việc làm ở Nhật

Nếu là du học sinh, bạn chắc chắn sẽ quan tâm liệu các công ty Nhật sẽ đánh giá năng lực của bạn khác gì so với sinh viên Nhật.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản, "Khảo sát về Sự nghiệp và Giữ chân Sinh viên Quốc tế 2015" có sẵn trong Hướng dẫn Tuyển dụng công việc cho Sinh viên Quốc tế 2024 của JASSO, có 3 lý do chính khiến các công ty Nhật Bản tuyển dụng du học sinh là để đảm bảo nguồn nhân lực tài năng mà không phân biệt quốc tịch, nâng cao tính đa dạng trong môi trường làm việc và để mở rộng kinh doanh ra nước ngoài bằng cách tuyển dụng những nhân sự có thể đóng vai trò cầu nối. 

Nhiều công ty cũng sẽ chú trọng vào kỹ năng tiếng Nhật của sinh viên quốc tế, đây là yếu tố quan trọng nhất mà các công ty Nhật quan tâm. Theo khảo sát, hơn 90% các công ty mong đợi du học sinh đạt trình độ N1 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT mà không cần có bất kỳ kỹ năng tiếng Anh nào. Tuy vậy, vẫn có một số ít công ty chấp nhận sinh viên quốc tế có N2 JLPT nếu trình độ tiếng Anh tốt.

Lưu ý: Mặc dù được xem là kết quả khảo sát gần đây nhất, nhưng khảo sát này đã được thực hiện cách đây 8 năm. Vì vậy, thông tin có thể không còn phản ánh chính xác thực tế trong hoạt động tìm việc làm ở Nhật ở thời điểm hiện tại. 

Cách tìm việc làm ở Nhật hiệu quả nhất

 tìm việc làm ở Nhật

Hoạt động tìm việc làm ở Nhật đối với sinh viên mới tốt nghiệp có thể khá phức tạp và khó khăn. Nhưng đừng lo, WeXpats sẽ giải thích từng bước trong quá trình shuushoku katsudou - tìm kiếm việc làm và giúp bạn tìm được công việc mơ ước của mình tại Nhật.

Khâu chuẩn bị cho quá trình tìm việc làm ở Nhật 

Mặc dù mùa tìm việc làm ở Nhật bắt đầu từ tháng 3 của năm cuối cấp, nhưng việc chuẩn bị cần bắt đầu sớm hơn. Đối với sinh viên đại học, do mùa tuyển dụng bắt đầu từ tháng 3 năm thứ 3 (tháng cuối cùng của năm thứ 3), nên bạn cần bắt đầu chuẩn bị từ mùa hè của năm thứ 3 vào cuối tháng 6.

Phân tích bản thân (自己分析 - jiko bunseki)

「自己分析 jiko bunseki」- Phân tích bản thân hoặc tự đánh giá bản thân là bước đầu tiên mà nhiều giáo viên và cố vấn nghề nghiệp đánh giá là bước cần thiết để chuẩn bị cho quá trình tìm việc. Mục tiêu chính là để xác định loại công việc mà bạn muốn làm và công việc phù hợp với bạn. Bằng cách phân tích tính cách, điểm mạnh và điểm yếu, sở thích và không thích của bản thân, v.v. Việc này cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu cách thể hiện bản thân một cách hấp dẫn trên sơ yếu lý lịch và trong buổi phỏng vấn xin việc.

Một số mẹo phân tích bản thân (自己分析) : 

  • Nhìn vào tương lai sau này, hãy suy nghĩ về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho tương lai của mình. Hãy tự đặt câu hỏi với chính mình như: "5 năm nữa, bạn thấy mình sẽ như thế nào?"

  • Nhìn vào cả điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, không chỉ điểm tốt mà cả những điểm xấu. Hãy nhớ lại quá khứ, viết ra những tình huống cụ thể đã xảy ra để giúp bạn nhấn mạnh sự phát triển của bản thân.

  • Nhìn vào bản thân hiện tại, với tư cách một sinh viên quốc tế tại Nhật Bản, hãy tự hỏi: "Tại sao bạn đến Nhật Bản để học?", "Bạn đã đạt được những gì khi đến đây?", "Tại sao bạn muốn làm việc tại Nhật Bản?”

“Phân tích bản thân" không có nghĩa bạn phải tự làm mọi thứ. Bạn có thể biết nhiều hơn về bản thân bằng cách hỏi bạn bè, gia đình và thậm chí cả giáo viên của mình.

Nghiên cứu ngành và công ty

Sau khi phân tích bản thân và thu hẹp lựa chọn ngành nghề hay loại công việc mà bạn đang muốn tìm, bước tiếp theo là nghiên cứu về các công ty mà bạn sẽ nộp đơn. Việc hiểu rõ tầm nhìn và sứ mệnh của công ty rất quan trọng để xem bạn có phù hợp với công ty đó hay không.

Hãy đảm bảo nghiên cứu của bạn là toàn diện. Hãy tìm hiểu tin tức, đọc các bình luận trên diễn đàn, mạng xã hội của nhân viên hiện tại và cũ để có nhiều thông tin hơn về công ty như: mức lương trung bình, phúc lợi, đánh giá của nhân viên, trách nhiệm xã hội, scandal,...

Bạn cũng nên tìm hiểu xem công ty đang tìm kiếm những tài năng gì. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hồ sơ và phỏng vấn của mình. Khi tuyển dụng người nước ngoài, các công ty thường tìm kiếm những tài năng đặc biệt mà họ không thể tìm thấy ở người bản địa. Vì vậy, hãy ghi nhớ và nhấn mạnh những điểm mạnh của bạn.

Tham gia thực tập mùa hè (インターンシップ)

 tìm việc làm ở Nhật

Mặc dù có tỷ lệ việc làm cao, nhiều sinh viên Nhật vẫn phải đối mặt với áp lực tìm được công việc tốt tại những công ty lớn. Do đó, họ thường lên kế hoạch thực tập vào mùa hè như một phần trong kế hoạch shuukatsu. Giống như tìm việc làm thực tế, việc thực tập cũng đòi hỏi phải nộp hồ sơ, phỏng vấn, mặc vest đi làm. Đây có thể coi là một buổi diễn tập cho công việc thực sự sau này.

Gặp gỡ cựu sinh viên

OB là từ viết tắt của "old boy" dùng để chỉ cựu sinh viên hoặc cựu nhân viên ở Nhật Bản. Việc gặp gỡ cựu nhân viên là cách tuyệt vời để nghe trực tiếp về trải nghiệm của họ đối với văn hóa công ty và khối lượng công việc thực tế. Đặc biệt là những thông tin hữu ích có thể bị bỏ sót trong buổi thông tin tuyển dụng hoặc phỏng vấn. Thậm chí khi không liên quan trực tiếp đến công ty, việc gặp gỡ cựu sinh viên cùng ngành cũng giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cách hoạt động của ngành và đánh giá xem nó có phù hợp với kỳ vọng của bạn hay không.

Như vậy, gặp gỡ cựu sinh viên là một phần quan trọng trong quá trình tìm việc làm ở Nhật, giúp bạn có thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

Học cách ứng xử và giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật

Phong cách kinh doanh của Nhật Bản bao gồm cách ăn mặc, giao tiếp, đón tiếp khách hàng, cách trả lời điện thoại và viết email... Bạn không cần phải thành thạo mọi kỹ năng ngay từ đầu, nhưng nắm được những kiến thức cơ bản là rất cần thiết. Đặc biệt, cách ăn mặc lịch sự và cách chào hỏi đúng mực là điều quan trọng cần chú ý trong các buổi phỏng vấn xin việc.

Tham khảo:

12 quy tắc ứng xử trong kinh doanh Nhật Bản 

Chuẩn bị sơ yếu lý lịch tiếng Nhật (履歴書 - rirekisho)

 tìm việc làm ở Nhật

「Rirekisho - 履歴書」khác với「entry sheet - エントリーシート」ở chỗ entry sheet là một biểu mẫu đơn giản do công ty cung cấp để ứng viên điền thông tin. Entry sheet thường có định dạng đơn giản, yêu cầu ít thông tin hơn so với rirekisho. Một số công ty yêu cầu nộp cả hai loại. Việc chuẩn bị sẵn rirekisho sẽ giúp bạn dễ dàng điền vào entry sheet, vì rirekisho là một hồ sơ chi tiết về bản thân theo một định dạng chuẩn. Do đó, học cách viết rirekisho đúng chuẩn là vô cùng quan trọng khi tìm việc làm ở Nhật.

Tìm việc làm ở Nhật (entry sheet, bài kiểm tra, phỏng vấn)

 tìm việc làm ở Nhật

Mùa tìm việc làm ở Nhật bắt đầu từ tháng 3 của năm trước năm tốt nghiệp đại học. Đến thời điểm này, các bạn sinh viên nên hoàn tất mọi công tác chuẩn bị của mình.

Tham gia ngày hội việc làm và buổi giới thiệu công ty

Các buổi phỏng vấn tuyển dụng, giới thiệu thông tin doanh nghiệp, tham quan công ty và các sự kiện liên quan khác sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Những ai có nguyện vọng xin việc làm ở Nhật nên tham gia các hoạt động đó, nhất là khi có công ty mà bạn quan tâm đến tham dự. Bạn cũng có thể tiếp xúc với những công ty mà trước đây chưa biết đến và trở nên quan tâm sau những buổi gặp gỡ này.

Gửi entry sheet và CV

Như đã đề cập ở trên, đơn đăng ký tuyển dụng entry sheet là một văn bản tương tự CV mà ứng viên dùng để cung cấp thông tin cá nhân cho nhà tuyển dụng khi tìm việc làm ở Nhật. Tùy vào từng công ty mà họ sẽ cấp mẫu entry sheet để bạn điền thông tin và có thể nộp đơn trực tuyến. Thời hạn nộp đơn khác nhau, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ và nộp đúng hạn. Một số công ty có thể yêu cầu thêm bản sơ yếu lý lịch CV ngoài đơn đăng ký tuyển dụng entry sheet.

Kiểm tra ứng viên bằng bài kiểm tra viết và kiểm tra năng lực

Những công ty có kế hoạch tuyển dụng nhiều nhân viên thường yêu cầu ứng viên làm một bài kiểm tra năng lực hay bài kiểm tra viết. Đây là cách khá hiệu quả để tuyển dụng đúng người. Những bài kiểm tra này không chỉ để xem ứng viên có đủ kiến thức cơ bản mà còn để biết họ có phù hợp với công ty hay không. Nếu chẳng may không làm tốt bài kiểm tra thì bạn đừng quá lo lắng vì điều này không đánh giá tất cả mà phải dựa vào cả những vòng phỏng vấn khác nữa. 

Tham gia phỏng vấn (面接 - mensetsu)

Nếu bạn vượt qua vòng đầu tiên là nộp đơn hay làm bài kiểm tra, thì bạn sẽ được mời phỏng vấn. Lưu ý là trong một số trường hợp, phỏng vấn trực tiếp có thể được tiến hành ngay. Hình thức phỏng vấn thay đổi tùy theo công ty, có thể là phỏng vấn một-một, phỏng vấn nhóm, hoặc thậm chí là dạng thuyết trình.

Thông thường sẽ có 3 vòng phỏng vấn khi tìm việc làm ở Nhật. Điều này để các thành viên khác nhau trong công ty có thể đánh giá công bằng xem ứng viên có phù hợp với công ty hay không. Thường sẽ trải qua 3 giai đoạn bao gồm phỏng vấn với nhóm tuyển dụng, phỏng vấn với trưởng nhóm và phỏng vấn với người có chức vụ cao hơn (chủ tịch hay giám đốc) trong công ty mà bạn ứng tuyển.

Xem thêm:

PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT – Bật mí bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn thường gặp! 

Là sinh viên nước ngoài, rất có thể bạn sẽ bị hỏi về trình độ tiếng Nhật của bạn, thời gian bạn dự định ở lại Nhật Bản, và thậm chí cả những câu hỏi cá nhân hơn về lý do bạn đang ở Nhật Bản, tại sao bạn không muốn về nước và điều bạn thích nhất ở Nhật Bản…

Nhận Nainaitei (lời mời làm việc sơ bộ)

 tìm việc làm ở Nhật

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, các công ty sẽ gửi đề nghị nhận việc sớm trong tiếng Nhật gọi là「内々定 - nainaitei」tới những ứng viên tiềm năng. Nainaitei - đề nghị nhận việc sớm cho thấy ý định của công ty muốn nhận bạn vào làm. Thông thường, điều này sẽ được thông báo qua điện thoại, sau đó là một lá thư. Bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối đề nghị, nhưng hãy nhớ trả lời nhé!

Nhận thư tuyển dụng chính thức (内定 - naitei)

Trong khoảng tháng 10 đến tháng 11, nếu bạn đã chấp nhận đề nghị nhận việc sớm Nainaitei, bạn sẽ nhận được một bức thư chính thức về việc làm dưới dạng「内定 - Naitei」. Tùy thuộc vào từng công ty, bạn có thể được mời tham dự lễ「内定式 - Naiteishiki」, buổi lễ chính thức cho nhân viên nhận Naitei. Tại buổi lễ này, bạn có thể sẽ được yêu cầu tự giới thiệu về bản thân.

Bắt đầu công việc vào tháng 4

Sau khi chắc chắn nhận Naitei của công ty, hãy chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên của bạn vào tháng 4. Hầu hết các công ty sẽ tổ chức một buổi lễ gia nhập công ty「入社式 - nyuusha shiki」để chào đón nhân viên mới.

Du học sinh có thể làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp không?

 tìm việc làm ở Nhật

Du học sinh hoàn toàn được phép làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp, miễn là bạn đã hoàn thành các thủ tục nhập cảnh cần thiết.

Thủ tục nhập cảnh này được gọi là "Đơn xin thay đổi tư cách lưu trú", còn gọi là「在留資格変更許可申請 (zairyuu-shikaku henkou kyoka shinsei)」. Tư cách lưu trú cần thay đổi tùy thuộc vào việc bạn đã có đề nghị việc làm sau khi tốt nghiệp hay bạn sẽ tiếp tục/bắt đầu tìm việc làm ở Nhật sau khi tốt nghiệp.

① Tốt nghiệp khi có đề nghị việc làm - Visa đi làm 

Lễ gia nhập công ty「入社式 - nyuusha-shiki」diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 4. Đây là thời điểm nhân viên mới chính thức gia nhập công ty. Đến thời điểm này, bạn cần đã hoàn tất thủ tục thay đổi tư cách lưu trú từ「留学 - ryuugaku」- visa du học sang visa đi làm để phù hợp với vị trí và trách nhiệm sắp tới của bạn trong công ty.

Thủ tục thay đổi tư cách lưu trú sẽ mất từ 1 đến 2 tháng. Nếu thủ tục không thể hoàn tất đúng hạn, bạn cần thông báo ngay cho công ty. Bạn không được phép làm việc cho đến khi hoàn tất thủ tục và nhận được thẻ cư trú mới.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn làm hồ sơ xin việc ở Nhật

Làm thế nào để thay đổi visa du học sang visa đi làm 

Bạn có thể nộp đơn xin thay đổi tư cách lưu trú trực tiếp hoặc trực tuyến tới Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Với hệ thống Đơn xin cư trú trực tuyến, bạn có thể nộp đơn ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, miễn là có thẻ My Number.

Các giấy tờ cần phải nộp sẽ tùy thuộc vào loại visa đi làm mà bạn đang xin. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết cho visa "Kỹ sư・Chuyên gia văn hóa ・Nghiệp vụ quốc tế (技術・人文知識・国際業務)". Đây là loại visa đi làm phổ biến nhất của người nước ngoài ở Nhật. Các giấy tờ này được chia thành 3 nhóm dựa trên người cần chuẩn bị.

  • Từ bản thân:

  • Đơn xin cấp phép thay đổi tình trạng cư trú (phần đơn xin của người nộp đơn)

  • Hộ chiếu

  • Thẻ cư trú

  • Ảnh (4x3cm) ghi tên phía sau ảnh

  • Sơ yếu lý lịch

  • Lý do nộp đơn (tùy chọn)

  • Tem 4.000 yên (nếu đơn xin được chấp thuận)

  • Từ công ty tuyển dụng:

Lưu ý rằng các tài liệu yêu cầu có thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi công ty!

  • Đơn xin cấp phép thay đổi trạng thái cư trú (phần tổ chức)

  • Bản sao hợp đồng lao động

  • Bản sao công chứng thông tin đã đăng ký

  • Bản sao báo cáo tài chính

  • Cuốn sách giới thiệu công ty

  • Lý do thuê (tùy chọn)

  • Từ trường học:

  • Bằng tốt nghiệp gốc (hoặc bằng dự kiến tốt nghiệp)

  • Bảng điểm

※Nguồn:

Cơ quan Dịch vụ Nhập cảnh của Nhật Bản, “在留資格変更許可申請

② Tìm việc làm ở Nhật sau khi tốt nghiệp - Visa đặc định

Nếu bạn không tìm được việc làm trước khi tốt nghiệp và muốn ở lại Nhật để tiếp tục tìm kiếm việc làm, bạn có thể làm điều đó bằng cách thay đổi tư cách lưu trú thành「特定活動 (継続就職活動) - Tokutei katsudo」

[QUAN TRỌNG] Dù bạn vẫn còn thời hạn visa du học hợp lệ, nhưng sau khi tốt nghiệp thì tất cả các hoạt động dưới tư cách "du học sinh" đều hết hiệu lực, kể cả việc làm thêm được cho phép theo "giấy phép tham gia hoạt động khác". Bạn sẽ phải chuẩn bị rời khỏi Nhật trong vòng 1 tháng sau khi tốt nghiệp.

Do đó, bạn PHẢI THAY ĐỔI tư cách lưu trú của mình và đăng ký lại "giấy phép tham gia hoạt động khác" nếu bạn muốn làm việc bán thời gian trong thời gian tìm việc..

Để biết thêm về visa "Hoạt động được chỉ định (tiếp tục tìm việc)" và cách nộp đơn, vui lòng xem tại đây.

Thay đổi văn hóa Shuukatsu do đại dịch

 tìm việc làm ở Nhật

Cần lưu ý rằng, diện mạo của văn hóa Shuukatsu tại Nhật Bản đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Sự thay đổi này được tạo ra bởi đại dịch khiến việc tổ chức các hội chợ việc làm và sự kiện giới thiệu công ty trực tiếp quy mô lớn trở nên khó khăn hơn. Nhiều công ty Nhật đã phải chuyển sang áp dụng các phương pháp trực tuyến như các buổi thông tin công ty, thực tập và phỏng vấn trực tuyến.

Hiện tại với tình hình đại dịch đã ổn định, các hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng đang dần trở lại, tuy nhiên vẫn có những công ty chọn giữ phương pháp trực tuyến để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Tuy vậy, không chỉ các công ty mà ngay cả sinh viên cũng đã trải qua những thay đổi trong thời kỳ dịch bệnh. Không thể tham gia các sự kiện tìm việc làm ở Nhật trực tiếp, sinh viên cũng đã chuyển sang các nguồn thông tin trực tuyến khác như các trang tuyển dụng online. Điều này dẫn đến việc bạn cần phải hiểu rõ các cách thức tìm việc làm ở Nhật.

Một số cách tìm việc làm ở Nhật cho du học sinh

Thật ra, văn hóa shuukatsu ở Nhật tuy có quy trình và hệ thống nhưng lại rất khó khăn với du học sinh rào cản ngôn ngữ và văn hóa. May mắn thay, vẫn có những cách để du học sinh tìm được việc làm phù hợp ở Nhật Bản theo những cách sau:

Một trong những dịch vụ được khuyên dùng là WeXpats Jobs - chuyên cung cấp thông tin việc làm cho người nước ngoài tại Nhật Bản. 

WeXpats hỗ trợ tìm kiếm công việc dành cho người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản. Có rất nhiều công việc khác nhau được cung cấp tại đây. WeXpats mang đến 2 dịch vụ chính là WeXpats Agent - dành cho những người tìm kiếm công việc toàn thời gian và WeXpats Jobs - dành cho những người tìm kiếm công việc làm thêm.

Tìm kiếm một công việc toàn thời gian? Hãy để việc đó cho WeXpats Agent!

WeXpats Agent là dịch vụ hỗ trợ, chuyên cung cấp việc làm cho người nước ngoài sống tại Nhật Bản.

Với các cố vấn nghề nghiệp tận tâm sẽ hỗ trợ bạn tìm việc làm miễn phí. Ngoài giới thiệu các công ty cùng các vị trí đang tuyển dụng, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn viết sơ yếu lý lịch tiếng Nhật và luyện tập phỏng vấn. Đừng lo lắng khi tìm việc tại Nhật bản, chúng tôi sẽ luôn ở cạnh bạn.

Chức năng của WeXpats Agent

  1. Chúng tôi có nhiều việc làm phù hợp cho người nước ngoài. Cung cấp các công việc sử dụng kỹ năng ngôn ngữ của bạn như dịch thuật, phiên dịch, inbound, v.v. Cùng với đó là các công việc kỹ thuật, v.v. không yêu cầu kỹ năng tiếng Nhật.

  2. Các cố vấn nghề nghiệp của chúng tôi hỗ trợ và giúp bạn chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng như thực hành phỏng vấn xin việc với bạn. Truyền đạt rõ ràng điểm mạnh của bạn với công ty tuyển dụng.

  3. Chúng tôi sẽ thay mặt bạn xử lý việc liên lạc với các công ty, chẳng hạn như sắp xếp ngày phỏng vấn và điều kiện công việc.

Tìm kiếm việc làm bán thời gian? Tìm việc làm trên WeXpats Jobs!

WeXpats Jobs là trang web việc làm bán thời gian dành cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật Bản. Bạn có thể tìm kiếm việc làm bằng 11 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Indonesia, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể, tiếng Miến Điện, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha), và cả tiếng Nhật. Tìm công việc phù hợp với bạn bằng cách lựa chọn trình độ tiếng Nhật, nghề nghiệp, địa điểm, v.v.

※ Bạn có thể đăng ký từ bên ngoài Nhật Bản nhưng chỉ những người sống ở Nhật Bản mới có thể nộp đơn xin việc.

Tác giả

Phương Thảo
Sinh ra ở Quảng Nam, sống ở Tokyo hơn 5 năm và đạt JLPT N1 từ 3 năm trước. Thích xem phim, nấu ăn và đi dạo chụp choẹt cảnh đẹp thiên nhiên ở Nhật.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Làm việc tại Nhật/ Tìm việc tại Nhật (phỏng vấn, viết CV, các bài test)/ Đi shyu là gì? Tìm việc làm ở Nhật dành cho du học sinh

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie