Giới thiệu 19 loại VISA LAO ĐỘNG Nhật Bản

WeXpats
2023/09/25

Về quy định chung, người nước ngoài muốn được phép làm việc tại Nhật Bản thì cần có giấy phép lao động. Giấy phép lao động tiêu chuẩn ở Nhật là dạng visa lao động Nhật Bản , có tên tiếng Nhật là「就労ビザ - shuurou biza 」. Có nhiều loại visa lao động Nhật Bản khác nhau, trong đó loại visa lao động Nhật Bản phù hợp với bạn nhất sẽ phụ thuộc vào vị trí và phạm vi công việc mà bạn đảm nhận trong công ty.

 

Trong bài viết này, WeXpats sẽ giới thiệu bạn các loại visa lao động Nhật Bản, những ngành nghề đủ điều kiện xin từng loại visa và thời hạn của mỗi loại visa lao động Nhật Bản.

MỤC LỤC:

  1. 19 loại visa lao động Nhật Bản
  2. Quyền được làm việc cho các loại visa không phải visa lao động Nhật Bản
  3. Visa có phải là Tư cách cư trú hay không?
  4. Tổng kết
Bạn có đang loay hoay tìm kiếm việc làm tại Nhật?
Bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với bản thân chưa? Không biết cách tìm việc ở Nhật. Không tìm thấy công việc nào dành cho người nước ngoài. Lo lắng về khả năng tiếng Nhật của bản thân.
WeXpats sẽ giúp bạn giải quyết mọi băn khoăn khi tìm việc tại Nhật. Tìm việc làm cùng WeXpats Jobs.

19 loại visa lao động Nhật Bản

Visa lao động Nhật Bản

Nhật Bản cung cấp hơn 30 loại visa, trong đó có 19 loại thuộc nhóm visa lao động Nhật Bản. Muốn làm việc tại Nhật Bản, bạn cần xin cấp loại visa làm việc phù hợp với lĩnh vực và phạm vi công việc của mình. Dưới đây là giới thiệu chi tiết 19 loại visa lao động Nhật Bản, những ngành nghề đủ điều kiện để xin từng loại visa lao động Nhật Bản và thời hạn của mỗi loại.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về việc chuyển visa kinh doanh ở Nhật

①Visa Kỹ sư / Tri thức nhân văn / Dịch vụ quốc tế (技術 - gijutsu・人文知識 - jinbun chishiki・国際業務 - kokusai gyoumu)

Đây là loại visa lao động Nhật Bản phổ biến nhất ở Nhật. Theo thống kê hàng năm mới nhất của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh về "Số người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản đến cuối năm 2022", có 311.961 người theo diện visa "Kỹ sư/ Tri thức nhân văn/ Dịch vụ quốc tế" tại Nhật. Kết quả cho thấy số lượng người theo visa lao động Nhật Bản này tăng 37.221 người so với năm 2021 trước đó.

Ngoài ra, visa lao động Nhật Bản này đứng thứ 3 tại Nhật Bản trong số các loại tư cách lưu trú ở Nhật chỉ sau visa vĩnh trú và thực tập sinh kỹ thuật. Những năm gần đây, số lượng visa này luôn tăng mạnh, thể hiện nhu cầu nhập cư lao động ngày càng cao.

  • Các nghề đủ điều kiện: Kỹ sư (bao gồm kỹ sư CNTT và phần mềm), Thiết kế, Nhà văn, Biên - phiên dịch, Truyền thông đại chúng, Giáo viên ngoại ngữ (dạy tiếng Anh, dạy trường tiếng,…)

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

②Chuyên gia tay nghề cao (高度専門職 - koudosenmonshoku)

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2012, visa lao động Nhật Bản “Chuyên gia tay nghề cao” được giới thiệu nhằm thu hút nhân tài vào Nhật Bản. Đây là loại visa lao động Nhật Bản dựa trên hệ thống điểm, trong đó điểm số được tính dựa trên nhiều yếu tố như trình độ học vấn, thành tích học tập, nghiên cứu, mức thu nhập, trình độ tiếng Nhật... Lợi ích lớn nhất của visa lao động Nhật Bản này là tiến trình nhanh chóng để được cấp visa vĩnh trú - từ 10 năm xuống còn 3 năm hoặc 1 năm tùy thuộc vào tổng điểm của bạn.

  • Thời hạn có hiệu lực:

Loại 1: 5 năm

Loại 2: Vô thời hạn

③Quản lý doanh nghiệp (経営 - keiei・管理 - kanri)

Đối với người nước ngoài quan tâm đến việc kinh doanh tại Nhật Bản, loại visa lao động Nhật Bản này cho phép những người đủ điều kiện tham gia các hoạt động kinh doanh tại Nhật hoặc thậm chí thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất khó để có thể đáp ứng được các tiêu chí của loại visa này.

  • Các nghề đủ điều kiện: Giám đốc điều hành, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty, Quản lý, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 4 tháng, 3 tháng

Visa lao động Nhật Bản

④Chuyển công tác trong nội bộ công ty (企業内転勤 - kigyounai tenkin)

Loại visa visa lao động Nhật Bản này dành riêng cho việc chuyển nhân sự sang làm việc tại chi nhánh của công ty Nhật. Vì vậy, nó bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

Xem thêm:

Hỏi đáp tất tần tật về visa thương mại Nhật Bản 5 năm

⑤Nhà báo (報道 - Houdou)

Loại visa visa lao động Nhật Bản này dành cho nhà báo và những người làm công việc liên quan đến tin tức được cử đi bởi một công ty truyền thông nước ngoài.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Phóng viên báo chí, phóng viên tạp chí, quay phim tin tức, người dẫn chương trình tin tức, nhiếp ảnh gia tin tức, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑥Dịch vụ Pháp lý / Kế toán (法律 - houritsu / 会計業務 - kaikei gyoumu)

Đây là visa lao động Nhật Bản dành cho những người hành nghề pháp lý và kế toán đủ điều kiện.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Luật sư, công chứng viên, kiểm toán viên công chứng/thuế/kiểm toán viên, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑦Giáo sư/Giảng viên (教授 - kyouju)

Loại visa lao động Nhật Bản này dành cho các giáo sư giỏi được bổ nhiệm vào các vị trí tại các trường đại học. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện nghiên cứu học thuật và hiệu suất làm việc.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Giáo sư đại học, giảng viên, phó giáo sư, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑧Giáo dục (教育 - kyouiku)

Không nhầm lẫn với "Giáo sư" hoặc Giáo viên ngoại ngữ trong "Kỹ sư / Chuyên gia nhân văn / Dịch vụ quốc tế" ở trên, visa lao động Nhật Bản này dành cho giáo viên trong giáo dục phi đại học.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Giáo viên (bao gồm giáo viên ngoại ngữ) tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường quốc tế, trường dành cho học sinh đặc biệt, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

Visa lao động Nhật Bản

⑨Nghiên cứu (研究 - kenkyuu)

Loại visa lao động Nhật Bản này dành cho người nước ngoài đến Nhật Bản để tiến hành nghiên cứu với mức lương nhất định.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Nhà nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, tổ chức chính phủ, công ty, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑩Y tế (医療 - iryou)

Visa lao động Nhật Bản này chỉ áp dụng cho các chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn y khoa thích hợp.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật, vật lý trị liệu, nhà tâm lý học, nha sĩ, y tá, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑪Chăm sóc y tế (介護 - kaigo)

Không nhầm lẫn với "y tá" trong "Y tế" ở trên, visa lao động Nhật Bản ngành Kaigo này tương đối mới, được giới thiệu vào năm 2016 và được đưa vào thực hiện từ năm 2017 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực chăm sóc y tế ở Nhật.

Chỉ dành cho các nhân viên chăm sóc y tế được chứng nhận.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

※ Nguồn: MOJ, “平成28年入管法改正について

Tham khảo:

【Giới thiệu trường Senmon】 Matsuyama Gakuen Matsuyama Fukushi(tỉnh Chiba)

⑫Nghệ thuật (芸術 - geijutsu)

Visa lao động Nhật Bản này dành cho những người có công việc liên quan đến sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Nhiếp ảnh gia, nhà soạn nhạc, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

Visa lao động Nhật Bản

⑬Giải trí (興行 - kougyou)

Không nhầm lẫn với "Nghệ sĩ" ở trên, các nghề nghiệp này dựa nhiều hơn vào biểu diễn như diễn xuất và làm người mẫu. Thời hạn của loại visa lao động Nhật Bản này ngắn hơn các loại visa khác với tối đa 3 năm và tối thiểu là 15 ngày. Visa lao động Nhật Bản này thường được sử dụng bởi các ca sĩ đi lưu diễn thế giới, người mẫu đến đây cho tuần lễ thời trang, vận động viên thi đấu trong một trận thể thao, diễn viên quay phim hoặc phim truyền hình, v.v.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Vũ công, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhạc sĩ, vận động viên, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 3 năm, 1 năm, 6 tháng, 3 tháng, 15 ngày

⑭Hoạt động tôn giáo (宗教 - shuukyou)

Dành cho những người làm việc trong tôn giáo chấp nhận đến Nhật để tiếp tục sự nghiệp trong các cơ sở tôn giáo như nhà truyền giáo ở nhà thờ, chùa chiền, đền thờ, v.v.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Nhà truyền giáo, nhà sư, linh mục, giám mục, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑮Ngoại giao (外交 - Gaikou)

Loại visa lao động Nhật Bản này dành riêng cho các nhà ngoại giao thực hiện sứ mệnh ngoại giao hoặc lãnh sự chính thức thay mặt cho các quốc gia của họ và những người quan trọng khác cũng được hưởng các đặc quyền giống như các nhà ngoại giao. Bạn có thể đã từng nhìn thấy những chiếc xe có biển số màu xanh, đây là xe của các nhà ngoại giao.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Nhà ngoại giao, thành viên lãnh sự quán, nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, v.v. và các thành viên trong gia đình của họ

  • Thời hạn có hiệu lực: tùy vào thời gian của nhiệm vụ

⑯Công vụ chính thức / Chính phủ (公用 - kouyou)

Dễ nhầm lẫn với visa "Ngoại giao", loại visa này chủ yếu dành cho nhân viên hỗ trợ công vụ.

Nghề nghiệp đủ điều kiện: Nhân viên đi kèm nhà ngoại giao, nhân viên đại sứ quán, nhân viên lãnh sự quán, nhân viên văn phòng tổ chức quốc tế tại Nhật Bản hay các thành viên trong gia đình của họ… 

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng, 30 ngày, 15 ngày

⑰Lao động kỹ năng (技能 - ginou)

Visa lao động Nhật Bản này dành cho công nhân có tay nghề từ nước ngoài. Các ngành kỹ năng được áp dụng thường là những ngành nghề hiếm nhân lực ở Nhật.

  • Nghề nghiệp đủ điều kiện: Đầu bếp ẩm thực nước ngoài, phi công, thợ thủ công, kỹ thuật viên/thợ sửa chữa sản phẩm nước ngoài, kiến trúc sư/kỹ sư xây dựng thiết kế nước ngoài, sommelier, huấn luyện viên động vật, huấn luyện viên thể thao, v.v.

  • Thời hạn có hiệu lực: 5 năm, 3 năm, 1 năm, 3 tháng

⑱Lao động kỹ năng đặc định (特定技能 - tokuteiginou)

Bắt đầu từ tháng 4 năm 2019, visa lao động Nhật Bản kỹ năng đặc định được giới thiệu để giúp đỡ một số ngành công nghiệp tại Nhật Bản đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Để trở thành lao động có kỹ năng đặc định ở Nhật yêu cầu có vốn tiếng Nhật cơ bản và kiến thức kỹ thuật trong ngành công nghiệp cụ thể.

  • Các ngành công nghiệp đủ điều kiện: Chăm sóc người già, vệ sinh nhà cửa, gia công vật liệu, sản xuất máy công nghiệp, điện & điện tử, xây dựng, liên quan đến tàu thủy, bảo trì & sửa chữa ô tô, hàng không, nhà hàng khách sạn, nông nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất thực phẩm & đồ uống, dịch vụ ăn uống

  • Thời hạn có hiệu lực:

- Loại 1: 1 năm, 6 tháng, 4 tháng

- Loại 2: 3 năm, 1 năm, 6 tháng

⑲Thực tập sinh kỹ năng (技能実習 - ginoujishuu)

Visa lao động Nhật Bản này dành riêng cho các thực tập sinh tham gia chương trình đào tạo “Thực tập Kỹ năng” của Nhật Bản. Chương trình này nhằm dạy cho người tham gia đến từ các nước đang phát triển kiến thức kỹ năng, kỹ thuật từ các công ty Nhật và đem kiến thức kỹ năng đó về nước để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho quốc gia của họ. Đổi lại, Nhật Bản sẽ có được nguồn lực lao động giá trị và xây dựng mối quan hệ quốc tế tốt hơn với nước bạn.

  • Đối tượng: Chỉ dành cho các thực tập sinh tham gia chương trình.

  • Thời hạn có hiệu lực: 1 năm, 6 tháng, thời hạn dưới 1 năm

Quyền được làm việc cho các loại visa không phải visa lao động Nhật Bản

Chỉ vì bạn không có visa lao động Nhật Bản không có nghĩa là bạn hoàn toàn bị cấm làm việc. Tại Nhật Bản, có các loại visa và tư cách lưu trú khác cho phép làm việc. Ngoài ra, cũng có các loại visa và tư cách lưu trú mà bạn có thể xin phép làm việc.

Các loại visa/tư cách lưu trú được phép làm việc

  • Vợ/chồng hoặc con của công dân Nhật Bản (日本人の配偶者等)

  • Vợ/chồng của người có visa vĩnh trú (永住者の配偶者)

  • Cư trú lâu dài (定住者)

Các loại visa/tư cách lưu trú có thể xin phép làm việc

Cần có "giấy phép tham gia các hoạt động khác với tư cách lưu trú" để bạn có thể làm việc nếu không có visa lao động Nhật Bản. Hơn nữa, có các quy định như giới hạn giờ làm việc và công việc bị cấm khi xin phép làm việc ở Nhật.

  • Du học sinh (留学生)

  • Người phụ thuộc (家族滞在)

Loại visa/tư cách cư trú này xét trên cơ sở từng trường hợp cụ thể

Tại Nhật Bản có nhiều loại “Visa hoạt động đặc định” khác nhau. Việc bạn có được phép làm việc hay không, hoặc có thể nộp đơn xin phép làm việc hay không, phụ thuộc vào loại visa hoạt động đặc định mà bạn đang có. Ví dụ, những người có visa “kỳ nghỉ làm việc” có thể làm việc, trong khi những người có visa "tiếp tục tìm việc" có thể nộp đơn xin phép làm việc.

Hoạt động đặc định (特定活動) (※phụ thuộc vào hoạt động)

Visa có phải là Tư cách cư trú hay không?

Bạn đã từng bắt gặp cuộc trò chuyện như thế này chưa?

A: "Bạn có loại visa nào?"

B: "Kỹ thuật, Nhân văn và Dịch vụ Quốc tế. Còn bạn?"

A: "Tôi có visa sinh viên."

Visa và tư cách lưu trú có giống nhau không?

Câu trả lời là không!

Visa (ビザ - Biza)

Visa lao động Nhật Bản

※Nguồn ảnh: emb-japan.go.jp

Visa là giấy tờ cho thấy bạn được phép nhập cảnh vào nước Nhật vì những lý do cụ thể. Visa thường được in bên trong hộ chiếu. Bạn chỉ cần visa khi làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay khi nhập cảnh ở Nhật thì sau đó bạn sẽ không cần nữa một khi đã ở trong nước Nhật. Visa được cấp bởi các Đại sứ quán Nhật Bản (dưới Dịch vụ Lãnh sự) thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

Tư cách cư trú (在留資格 - Zairyuu Shikaku)

Visa lao động Nhật Bản

Như tên gọi, tư cách cư trú là tư cách/điều kiện cư trú của bạn tại Nhật Bản. Bằng chứng về tư cách cư trú là thẻ cư trú (在留カード - Zairyuu Kaado) mà bạn phải mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Cuối cùng, tư cách cư trú (thẻ cư trú) do Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh cấp dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp.

※Lưu ý: 

  • Không mang theo thẻ cư trú có thể bị phạt tới 200.000 yên.

  • Không xuất trình thẻ cư trú khi được cảnh sát, nhân viên xuất nhập cảnh hoặc cán bộ có thẩm quyền yêu cầu có thể bị phạt tới 200.000 yên hoặc tới 1 năm tù.

※Nguồn: moj.go.jp

Tổng kết

 

Visa lao động Nhật Bản

Thông tin về visa trong bài viết này được lấy từ các nguồn chính thức bao gồm Bộ Ngoại giaoCơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản. Nếu không rõ ràng, vui lòng kiểm tra các trang web liên quan. Hãy tham khảo bài viết trên của WeXpats để hiểu rõ hơn về các loại visa lao động Nhật Bản và những câu hỏi xoay quay vấn đề này nhé! 

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Làm việc tại Nhật/ Visa đi làm ở Nhật/ Giới thiệu 19 loại VISA LAO ĐỘNG Nhật Bản

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie