Văn học là một hình thức tái hiện lại những vấn đề, hiện tượng trong đời sống xã hội của con người. Dựa theo những phương thức sáng tác sáng tạo khác nhau thông qua những ngôn ngữ ở từng đề tài sáng tác mà văn học có rất nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo từng quốc gia mà có các thể loại văn học nổi tiếng riêng và thơ waka là một hình thức văn học vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản.
Văn học là một hình thức tái hiện lại những vấn đề, hiện tượng trong đời sống xã hội của con người. Dựa theo những phương thức sáng tác sáng tạo khác nhau thông qua những ngôn ngữ ở từng đề tài sáng tác mà văn học có rất nhiều hình thức khác nhau. Là một trong những thể thơ cổ và quan trọng nhất trong nền văn học Nhật Bản, waka đã mang đến những nét chấm phá đặc sắc và cũng là cội nguồn của một số dòng thơ khác tại Nhật. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu thêm về một số đặc điểm của thể loại thơ này, đừng vội bỏ qua khi bạn đang tìm hiểu về nó nhé.
Mục lục
- Waka là gì?
- Sự ra đời và phát triển của thể thơ waka
- Những nhà thơ, tập thơ waka nổi tiếng
- Trò chơi cùng thơ waka
Waka là gì?
Tên gọi
Waka có nghĩa là hòa ca, là một thể thơ cổ điển của đất nước mặt trời mọc. So với Kanshi (Hán thi) là một thể thơ cổ điển của Trung Quốc thì waka là của Nhật Bản với chữ wa (Hòa, nghĩa là Nhật Bản cổ) trong tên gọi.
Đặc điểm của thơ waka
Đây là một thể thơ với 31 âm tiết, được chia thành năm dòng với số lượng âm tiết tại một dòng lần lượt sẽ là 5 – 7 – 5 – 7 – 7. Chỉ với 31 âm tiết và không quá 12 từ nhưng những bài thơ waka đều diễn đạt được trọn vẹn ý tình và đây cũng là thể thơ ngắn thứ hai sau Haiku trong các dòng thơ Nhật Bản.
Waka được người Nhật cổ sáng tác với mục đích biểu diễn tại những nơi công cộng hoặc với mục đích giáo dục, một số trường hợp họ sáng tác và ngâm waka trong lúc ngẫu hứng, khi có dòng cảm xúc dâng trào. Waka được rất nhiều người Nhật ưa thích và sáng tác bởi vì chúng không yêu cầu phải có quý ngữ và có thể được gieo vần tự do. Hơn hết, thể thơ waka còn được xem là một loại ngôn ngữ quý tộc nên được trau chuốt vô cùng tinh tế, mượt mà và dễ lay động lòng người.
Bài viết được tuyển chọn
Sự ra đời và phát triển của thể thơ waka
Nguồn gốc
Có hai nguồn gốc hình thành nên thể thơ waka đó là ca dao cổ đại và Hán thi, nhưng xa xưa nhất vẫn là ca dao cổ đại. Thơ waka từng được viết bằng một hệ thống chữ cổ có tên là Manyogana, hệ thống này sử dụng các ký tự tiếng Hán để diễn đạt tiếng Nhật. Theo đó, cùng với sự ra đời của việc sử dụng hệ thống chữ Manyogana thì waka cũng được ra đời vào đúng thời đại Nara. Ngày nay, thể thơ waka còn được nhắc đến với cái tên Tanka và vẫn được áp dụng vào các giáo trình dạy học tại Nhật Bản.
Quá trình phát triển của waka
Như đã nói ở trên, một trong 2 nguồn cội của thơ waka là ca dao cổ đại. Theo đó, ca dao thời cổ được xuất phát từ các bài hát trong những lễ tế để cảm tạ thần linh, được trình bày theo một lề lối nhất định và lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, kèm với những bài múa và dụng cụ âm nhạc đơn sơ với tác dụng nâng cao năng suất lao động của người Nhật cổ. Khi cộng đồng người Nhật cổ đại đã trưởng thành hơn, rút ra được nhiều kinh nghiệm trong các buổi tế lễ thì nội dung của những bài ca cũng phong phú và trau chuốt hơn về mặt hình thức và vào mỗi mùa lại có một hình thức tụ họp riêng và những bài ca bắt đầu mang trên mình những thông điệp riêng về quê hương, con người mà đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
Những nhà thơ, tập thơ waka nổi tiếng
Nhà thơ waka nổi tiếng
-
Naobumi Ochiai(1861-1903)
-
Shiki Masaoka(1867–1902)
-
Akiko Yosano(1878–1942)
-
Takuboku Ishikawa(1886–1912)
-
Mokichi Saitō(1882–1953)
-
Sachio Itō(1864–1913)
-
Hakushu Kitahara(1885–1942)
-
Takashi Nagatsuka(1879–1915)
-
Kanoko Okamoto(1889–1939)
-
Bokusui Wakayama(1885–1928)
-
Shinobu Orikuchi(1887–1953) dưới bút danh Choku Shaku
-
Shuji Terayama(1935–1983)
-
Machi Tawara(born 1962)
-
Mishima Yukio(1925–1970)
Bài thơ, tập thơ waka đặc sắc
Với sự ra đời và phát triển lâu đời của mình, thể thơ waka đã để lại rất nhiều tác phẩm nổi bật, đặc biệt có thể kể tới như:
-
Vạn diệp tập:
Yamato núi bủa giăng,
Dưới trời hỏi núi nào bằng Kagu.
Leo lên đỉnh nhìn tuyệt mù,
Khói lan đồng rộng, chim vù đảo xa.
Đẹp sao là đất nước ta!
(BàiYamato ni wa, quyển 1, thơ thiên hoàng Komei)
Bên ao Iwashiro,
Nhánh tùng ai buộc, có chờ nhau chăng?
Ngày ta trở lại đây thăm.
(Iwashiro no,Man.yôshuu,quyển 2, bài 54).
Mai đây cho đến cuối đời,
Futa phía núi mỗi ngày lặng trông.
Nhớ em, chị xót trong lòng.
(BàiTsumino,Man.yôshuu,quyển 2, thơ Ôku no Hime miko)
Đây là tập thơ được hiểu với nhiều ý nghĩa như là ‘tập thơ lưu truyền vạn đời’, ‘tuyển tập vạn bài thơ’, ‘ tập thơ vạn lời’,… là tuyển tập thơ lớn nhất và cổ xưa nhất của Nhật Bản còn lưu lại cho đến ngày nay. Tập thơ này được Otomo Yakamochi và một số nhà thơ khác biên soạn vào cuối năm 759 thuộc thời kì Nara.
Trò chơi cùng thơ waka
Một trò chơi phổ biến có thể sử dụng waka tại Nhật tên là Hyakunin Isshu (bách nhân nhất thủ). Đây là trò chơi thích hợp trong việc làm quà lưu niệm từ Nhật Bản vì nó rất hữu ích trong việc học tiếng Nhật, cũng như các hình vẽ khá đẹp mắt.
Hy vọng là bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.