Phong tục đi chùa đầu năm ở Nhật Bản

WeXpats
2022/01/26

 Giống với ở Việt Nam, người Nhật cũng có phong tục đi chùa vào dịp đầu năm mới. Vậy phong tục này bắt đầu khi nào và ý nghĩa của nó đối với người dân ra sao tại Nhật? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

 Tại Nhật Bản vào các dịp đầu năm mới họ sẽ tìm đến những ngôi chùa, đền để cầu mong sự may mắn và bình an đến với gia đình trong năm mới. Dưới đây là những tục đi chùa đầu năm của người Nhật cùng với những ngôi chùa, đền nổi tiếng tại đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục

  1. Tục đi chùa đầu năm Hatsumode ở Nhật Bản
  2. Nên đi hatsumode ở đâu?
  3. Cách thức cầu nguyện như thế nào?
  4. Những trải nghiệm thú vị khác khi đi lễ chùa đầu năm

Tục đi chùa đầu năm Hatsumode ở Nhật Bản 

Hatsumode là gì?

 Hatsumode là phong tục đi chùa đầu năm của người Nhật Bản nhằm để thể hiện lòng cảm ơn của người dân Nhật Bản đối với những gì tốt đẹp đã nhận được trong năm cũ và cầu mong may mắn và hạnh phúc đến với năm mới.

Người Nhật đi lễ chùa vào thời gian nào?

 Người Nhật có rất nhiều những quan điểm khác nhau về thời gian đi chùa đầu năm. Có người cho rằng đi chùa vào đêm giao thừa và 3 ngày đầu của năm mới, có quan điểm lại cho rằng nên đi chùa vào 7 ngày đầu tiên của năm mới, một quan điểm khác thì đi chùa vào tháng đầu tiên của năm mới.

 Nhìn chung đi chùa vào dịp năm mới dù thời gian nào đi nữa nhưng cũng đều với mục đích cầu mong may mắn và tài lộc cho năm mới như nhau. Tại Nhật Bản vào thời khắc đêm giao thừa đi chùa bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng mà nơi này mang lại, và ngày 1/1 là ngày mà những ngôi chùa Nhật Bản tập trung nhiều người đến để thăm viếng nhất.

Nên đi hatsumode ở đâu?

Lý do chọn đền hoặc chùa đi lễ đầu năm 

 Cũng giống với phong tục Việt Nam người Nhật không có quan niệm nên đi chùa hay đền với số lượng bao nhiêu là tốt vì khi đến đây đều mang mục đích và ý nghĩa như nhau.

 Đền tại Nhật thường dùng để thờ thần đạo Shinto, còn chùa là nơi để thờ Phật. Trong tiếng Nhật tên gọi của các đền thường có kèm theo chữ Jinja hoặc Jingu còn chùa thường có chữ Ji 寺 hoặc Tera 寺 sau tên của chùa. 

 Người Nhật cũng quan niệm vào dịp đầu năm nếu đi càng nhiều chùa hoặc đền thì càng mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho bản thân và gia đình. Chính vì vậy mà chùa, đền là những nơi thường tập trung một lượng lớn người đến vào mỗi dịp đầu năm.

Một số gợi ý về các ngôi chùa ở Nhật Bản

Chùa Narita-san Shinshoji (Chiba)

 Ngôi chùa này vô cùng nổi tiếng tại Chiba có lịch sử tồn tại hơn 1000 năm. Hằng năm ngôi chùa này đón một lượng lớn khách du lịch tìm đến với mong muốn cầu mong sự bình an, may mắn và tài lộc đến với bản thân và gia đình trong năm mới.

Chùa Sensoji (Tokyo)

 Đây là ngôi chùa lớn và nổi tiếng Nhất tại Tokyo Nhật Bản. Ngôi chùa này được người dân ở khắp mọi nơi tìm đến để cầu khấn quanh năm chớ không riêng gì vào dịp năm mới.

 Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng những ai có lời cầu nguyện tại đây đều sẽ được thực hiện. Vào thời khắc giao thừa tiếng chuông lớn của ngôi chùa sẽ được vang lên hoà lẫn với tiếng cầu khấn của người dân tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt và linh thiêng.

Đền Sumiyoshi Taisha (osaka)

 Ngôi đền này là ngôi đền nổi tiếng nhất trong số tất cả những ngôi đền tại Nhật Bản hiện nay. Ngôi đền này thờ những vị thần bảo vệ những người đánh cá, thuỷ thủ và những người làm việc trên biển. Vào dịp đầu năm có đến hàng triệu lượt người tìm đến với ngôi đền này để cầu may mắn và bình an trong đi lại. Đây cũng là ngôi đền được nhiều người đến thăm nhất vào dịp đầu năm của Nhật Bản.

Cách thức cầu nguyện như thế nào?

Đền

 Khi vào đền việc đầu tiên mà người viếng cần phải làm chính là cúi chào trước cửa cổng Torii. Khi vào đền nên tránh đi vào giữa đường đi vì đây được xem là đường dành cho các vị thần.

 Trước khi làm các thủ tục tại đền bạn cần rửa tay và súc miệng để gội sạch những bụi bẩn. Sau đó đến đến chính và thực hiện nghi lễ cúi chào, bỏ tiền xu vào hộp đặt trước đền chính và rung chuông. Sau đó cúi thấp người và vái 2 lần trước đền chính, vỗ tay 2 lần chấp lại sau đó tiến hành cầu khấn, sau khi cầu khấn xong sẽ cúi thấp người và vái 1 lần nữa.

Chùa

 Trước khi vào chùa nên cúi chào trước cổng Sanmon, sau đó rửa tay, súc miệng để rửa bỏ những bụi bẩn, sau đó thắp một nén nhang tại lư hương và tiến đến lạy tại bàn thờ chính sau đó để tay trước ngực và cầu khấn những điều mình mong muốn.

Những trải nghiệm thú vị khác khi đi lễ chùa đầu năm 

Xin quẻ

 Xin quẻ hầu như là một trong những điều không thể thiếu khi đi chùa đầu năm của mỗi người. Người Nhật quan niệm những quẻ sẽ là những lời tiên đoán cho năm mới của họ. 

Mua bùa hộ mệnh

 Bùa hộ mệnh được xem là một vật giúp đem lại may mắn cho người nhận. Chính vì vậy những tấm bùa hộ mệnh xin được tại chùa vào mỗi dịp năm mới luôn được người Nhật giữ gìn cẩn thận để cầu mong may mắn đến với họ trong cả năm.

Thưởng thức các gian hàng

 Bên cạnh việc cầu nguyện khi đến với chùa vào dịp năm mới. Đây cũng là nơi để du khách có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống năm mới của Nhật Bản được bày bán tại các giang hàng xung quanh chùa. Đây chắc hẳn là trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn đấy.

 Trên đây là những thông tin thú vị về quan niệm đi chùa vào dịp năm mới của người dân Nhật Bản. Hy vọng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích và thú vị nhất.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย
TOP/ Văn hóa Nhật Bản/ Văn hóa truyền thống Nhật Bản/ Phong tục đi chùa đầu năm ở Nhật Bản

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie