Mỗi năm Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài với số vốn FDI rất khủng và năm nay xu hướng này đã có nhiều thay đổi.
Kết thúc thế chiến thứ 2, Nhật bản quay trở lại phát triển đất nước và nền kinh tế. Với những nghiên cứu và các phát minh của mình, vào đầu những năm 1970 Nhật Bản là một quốc gia đi đầu về ngành công nghiệp. Nhằm phát triển và nâng cao vị thế cho nền kinh tế nước nhà, tạo mối quan hệ với các nước, Nhật Bản đã có làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Tuy nhiên sau đại dịch covid-19, xu hướng đầu tư của nước này đã có nhiều thay đổi..
Mục lục
- Hoạt động đầu tư của Nhật Bản
- Sự chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản
- Đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh vào Việt Nam
- Những nhà đầu tư Nhật Bản lớn
Hoạt động đầu tư của Nhật Bản
Chi phí đầu tư
Nhật Bản là một trong những nước có số vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Quốc gia này đã chi nhiều tiền cho việc đầu tư tại các nước đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ. Số vốn đầu tư của Nhật Bản tại nước ngoài hiện lên đến hơn 500 tỷ USD.
Phân bổ đầu tư
Sự phân bổ đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào Mỹ và Trung quốc với số vốn hơn 40 tỷ USD ở mỗi nước. Bên cạnh đó Asean cũng là một nơi mà các nhà đầu tư của Nhật Bản góp vốn cũng khá nhiều, trong đó Việt Nam là quốc gia có nhiều sự thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản trong khu vực bên cạnh các nước như: Indonesia, Malaysia, Singapore….
Lĩnh vực, dự án
Nhật Bản đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng và phân bổ đều khắp. Những lĩnh vực mà Nhật Bản hiện đang đầu tư là: ngành công nghiệp, sản xuất, chế tạo, bất động sản, xây dựng, dịch vụ, thương mại, cơ khí, công nghệ…
Bài viết được tuyển chọn
Sự chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản
Nội dung đầu tư
Nhằm phát triển nền kinh tế lớn mạnh và liên kết, hợp tác với các quốc gia khác, Nhật Bản đã phân bố đầu tư sang các nước đang phát triển và các nước phát triển trên thế giới. Trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường đầu tư hàng đầu của Nhật Bản.
Trên thế giới có thể nhìn thấy sự xuất hiện của các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp Nhật Bản ở khắp mọi nơi. Đây là một trong những chiến lược đầu tư của Nhật Bản tại các quốc gia khác nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại nguồn cung, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng tại các quốc gia khác.
Việc đầu tư ra nước ngoài cũng mang lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn khi chi phí được giảm thiểu hơn so với ở Nhật và đặc biệt là nguồn lao động tại Nhật Bản đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng do dân số đang ngày càng già đi khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Lý do chuyển hướng: đại dịch Covid-19
Hiện nay Nhật Bản đã và đang chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài do đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư của Nhật Bản. Điều này nhằm phân bổ chuỗi sản xuất và cung ứng rộng khắp tại nhiều quốc gia khác nhau, không chỉ tập trung vào một nơi sẽ gây nhiều rủi ro như đại dịch vừa qua.
Hiện tại các chuỗi cung ứng và đầu tư của Nhật Bản tập trung nhiều tại trung Quốc và trong cơn đại dịch vừa qua đã gây tổn thất nặng nề cho nhiều doanh nghiệp. Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và đầu tư nước ngoài được lên kế hoạch thay đổi và các quốc gia thuộc khối Asean được chọn lựa để thực hiện đầu tư tiếp theo.
Đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh vào Việt Nam
Vì sao Việt Nam thu hút đầu tư Nhật
Trong cơn đại dịch vừa qua, Việt Nam là quốc gia phòng chống dịch bệnh rất tốt, không để đại dịch lan rộng và kịp thời có những chính sách hỗ trợ, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục lại toàn bộ kinh tế nhanh chóng khi vừa kết thúc những chiến dịch phong tỏa.
Hầu như không chỉ Nhật Bản mà các doanh nghiệp khác trên thế giới đều đánh giá cao Việt Nam về điều này. Sau khi đại dịch được kiểm soát tốt hơn thì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các quốc gia khác sẽ lựa chọn Việt Nam là nơi đầu tư hàng đầu và hấp dẫn nhất trong khu vực.
Bên cạnh đó Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có tình hình chính trị ổn định, các doanh nghiệp nước ngoài đều được hỗ trợ một cách tốt nhất. Do đó mà đây là quốc gia thu hút được nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản trong năm nay.
Các khu vực, ngành nghề được Nhật Bản đầu tư
Tại khu vực phía Nam, Đồng Nai được xem là một trong những trung tâm kinh tế đang nổi lên với vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại. Đây là một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư với các hoạt động sản xuất.
Công nghiệp là một trong những ngành nghề được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chọn lựa để đầu tư tại khu vực này. Trong đó lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là một xu hướng đầu tư mới với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Những nhà đầu tư Nhật Bản lớn
Tại Việt Nam có thể thấy sự xuất hiện của một số lượng lớn các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có thể kể đến những doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu và quy mô lớn hiện nay như: Acecook, ĐK, Asia Shouwa, Tsuchiya, MGA, cao su Inoue, công ty Osco…
Có rất nhiều công ty và doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam trong thời gian dài với sự phát triển không ngừng và mang lại nhiều giá trị tốt nhất cho sự hợp tác phát triển của hai quốc gia. Trên tinh thần đó, hiện tại đã có hơn 15 doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký tại Việt Nam trong năm 2021, mở ra một nguồn vốn FDI mạnh mẽ tăng vào cuối năm nay.
Ngoài việc phát triển mạnh mẽ trong quốc gia thì Nhật Bản cũng thực hiện đầu tư và phát triển tại nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đại dịch vừa qua đã gây nên nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp. Sự dịch chuyển xu hướng đầu tư mới của Nhật Bản được phân bổ lại và tiến đến những quốc gia lân cận để tăng cường hợp tác phát triển và đẩy mạnh sự đầu tư cho những doanh nghiệp này.