Những Luật bất thành văn tại Nhật cần ghi nhớ

WeXpats
2022/03/15


Chắc hẳn có rất nhiều bạn học tiếng Nhật muốn biết những “luật bất thành văn” của Nhật. Chẳng hạn, khi chào hỏi hay thể hiện sự biết ơn thì người Nhật có văn hoá cúi đầu nhẹ, Trong bài viết này, Wexpats sẽ giới thiệu đến các bạn những manner hay còn gọi là cách cư xử trong công việc, bàn ăn…của người Nhật.

Mục lục

1. Những manner trong đời sống hằng ngày 

2. Những manner trong công việc

3. Những manner trên bàn ăn

4. Kết

Bạn có đang loay hoay tìm kiếm việc làm tại Nhật?
Bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với bản thân chưa? Không biết cách tìm việc ở Nhật. Không tìm thấy công việc nào dành cho người nước ngoài. Lo lắng về khả năng tiếng Nhật của bản thân.
WeXpats sẽ giúp bạn giải quyết mọi băn khoăn khi tìm việc tại Nhật. Tìm việc làm cùng WeXpats Jobs.

Những manner trong đời sống hằng ngày

Cúi đầu nhẹ khi chào 

Nhật Bản là đất nước có văn hoá cúi đầu. Ví dụ người Nhật thường cúi đầu chào người lần đầu gặp mặt hay khi muốn thể hiện sự biết ơn/ xin lỗi. Sự cúi đầu là cách biểu lộ sự kính trọng dành cho đối phương. 

Giữ yên lặng khi lên xe bus, tàu điện 

Người Nhật có một văn hoá rất hay là giữ yên lặng trên phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện. Vì đây là những nơi nhiều người cùng sử dụng, nên họ luôn ý thức sao cho không gây phiền phức đến người khác. Bên cạnh đó, trên tàu cũng có thông báo thường xuyên nhắc người sử dụng tránh nói chuyện điện thoại, một số chỗ còn dán thông báo và ký hiệu để mọi người nắm được. Khi bạn đến Nhật, nhớ lưu ý những điều này nhé!

Phân loại rác triệt để 

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước sạch sẽ top đầu thế giới bởi họ có những quy định rất khắt khe về việc phân loại rác thải. Rác được chia làm các loại như: rác cháy được, rác không cháy được, chai nhựa, can, lọ thuỷ tinh… trước khi được đem đi xử lý. Do vậy mọi người nhớ chú ý đọc kỹ hướng dẫn phân loại rác tại địa phương mình đang ở nhé, nếu không có khả năng bị nhắc nhở và phạt tiền đó !

Tháo giày dép trước khi vào nhà 

Trước khi vào nhà một người Nhật, hãy nhớ tháo và để gọn giày dép ở ngoài cửa hay hành lang. Văn hoá này có liên quan mật thiết đối với khí hậu ở Nhật. Bởi vì Nhật là một nước mưa nhiều và có độ ẩm cao. Do đó, nếu mang cả giày dép vào nhà thì sẽ làm bẩn và làm xây xước sàn nhà cũng như chiếu tatami được trải trên đó. 

Những manner trong công việc

Người Nhật nổi tiếng là kỹ tính, nghiêm khắc nên khi làm việc với họ bạn hãy lưu ý những quy tắc sau nhé.

Để ý chỗ ngồi trước khi ngồi 

Thông thường các sự kiện như buổi họp, bữa ăn mang tính chất công việc đều quy định chỗ ngồi. Kamiza 「上座」(thượng toạ) là chỗ ngồi dành cho cấp trên và khách hàng, có đặc điểm là cách xa cửa vào phòng nhất. Trái lại, Shimoza 「下座」- có vị trí gần cửa ra vào phòng nhất là nơi ngồi của những nhân viên cấp thấp hơn. Bên cạnh đó, vị trí đứng trong thang máy cũng có quy định rõ ràng. Nơi xa phím điều khiển lên xuống nhất là dành cho cấp trên, còn nơi gần các phím đó nhất là dành cho cấp dưới. Và mỗi khi vào thang máy, đương nhiên nhân viên cấp dưới sẽ vào trước để giữ thang máy cho các sếp. 

Luôn tính dư thời gian khi làm gì

Mỗi quốc gia lại có quan niệm về thời gian khác nhau. Còn ở Nhật, mọi người luôn tính dư thời gian trước khi họ thực hiện một điều gì đó. Ví dụ, họ thường đến trước lúc làm việc, hẹn gặp hay buổi họp tầm 5 - 10 phút. Đến đúng giờ đã đặt ra đối với người Nhật lại được coi là muộn. Do vậy, khi hẹn gặp người Nhật, bạn nhờ tra trước đường đi, thời gian và tính dư thời gian ra nhé.

Gọi tên thường kèm theo cách gọi thể hiện sự kính trọng

Trong công việc, gọi tên kèm theo 敬称 (cách gọi thể hiện sự kính trọng) là điều hết sức phổ biến. Thông thường sẽ thêm 「さん」(san) vào sau Họ, còn khi gọi khách hàng sẽ thêm 「様」(sama). Còn đối với giám đốc hay chủ cửa hàng thì việc gọi tên theo chức vụ là điều phổ biến.

Trao danh thiếp thay cho chào hỏi

 Ở một số quốc gia, việc trao danh thiếp khá được coi trọng. Còn ở Nhật, trao danh thiếp được xem như một hình thức chào hỏi trong công việc hay đối với người lần đầu gặp mặt. Và việc trao như thế nào cũng là một điều hết sức quan trọng cần lưu ý. Phía nhận công việc sẽ đưa danh thiếp ra trước và đưa lần lượt từ người vị trí cao nhất trở đi trong công ty đối tác. Khi trao, vừa nhìn vào mắt đối phương vừa giới thiệu công ty và tên mình, sau đó thì cúi nhẹ và đưa danh thiếp. Còn phía nhận danh thiếp sẽ nhận bằng hai tay và nói 「頂戴いたします」(Tôi xin nhận).

Những manner trên bàn ăn

Cách sử dụng khăn lau tay

Thông thường các nhà hàng Nhật sẽ cung cấp khăn ướt để lau tay. Đó có thể là khăn vải hoặc khăn giấy. Vì đó là khăn dùng để lau tay nên các bạn nhớ tranh sử dụng để lau bàn hay lay mặt nhé.

Cách cầm đũa

Có nhiều người cho rằng cầm đũa thế nào cũng được, tuy nhiên khi đi ăn với người Nhật thì cầm đũa đúng theo cách của họ cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng họ và sự hiểu biết về văn hoá Nhật của bản thân. Cách cầm đũa như sau: Đặt đũa dưới giữa ngón cái và ngón trỏ rồi đặt chúng vào khớp đầu tiên của ngón đeo nhẫn để cố định chúng. Tiếp theo, giữ đũa trên bằng ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái như khi bạn cầm bút.

Ngoài ra, không được dùng đũa để chọc thức ăn hay di chuyển bát đĩa.

Cầm bát lên và ăn

Nguyên tắc là cầm bát cơm và bát đựng súp miso lên và ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cầm bát đĩa nhỏ hay hộp đựng cơm lên và ăn vì chúng không quá nặng. Tuy nhiên, khi đĩa thức ăn lớn (ví dụ như đĩa đựng sashimi) thì bạn không cần thiết cố làm như vậy.

Tư thế khi ăn

Khi ăn, ngồi đúng tư thế cũng là một điều quan trọng. Bạn không nên chống khuỷu tay hay khom lưng mà ăn . Bắt chéo chân hoặc ăn nghiêng trông cũng là một hình ảnh không được đẹp.. Tư thế ăn đúng là ngồi cách phần dựa của ghế khoảng một nắm tay. Tư thế ngồi không đúng không chỉ khiến bạn trông luộm thuộm mà còn gây khó tiêu.

Ăn hết không để thừa

Từ lâu Nhật đã được biết đến là một đất nước không bỏ phí bất cứ thứ gì. Khi ăn, việc sử dụng hết thức ăn không để thừa là một manner đối với người Nhật vì điều đó thể hiện sự biết ơn của họ đối với người làm ra thức ăn đó. Vì để thừa tức là “lãng phí” (もったいない). Nếu như bạn để thừa đồ ăn, bạn nên nói lời xin lỗi và cảm ơn đối với người làm ra nó.

Kết

Trên đây là những “luật bất thành văn” mà những bạn đang học tập và làm việc tiếng Nhật nên nắm rõ để tránh những cú shock văn hoá khi giao tiếp với người Nhật nhé.

Tác giả

WeXpats
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều bài viết đa dạng từ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề cuộc sống, công việc, du học cho đến các chuyên mục giới thiệu về sức hấp dẫn sâu sắc của đất nước Nhật Bản.

Mạng xã hội ソーシャルメディア

Nơi chúng tôi thường xuyên chia sẻ những tin tức mới nhất về Nhật Bản bằng 9 ngôn ngữ!

  • English
  • 한국어
  • Tiếng Việt
  • မြန်မာဘာသာစကား
  • Bahasa Indonesia
  • 中文 (繁體)
  • Español
  • Português
  • ภาษาไทย

Trang web của chúng tôi sử dụng Cookie với mục đích cải thiện khả năng truy cập và chất lượng của trang web. Vui lòng nhấp vào "Đồng ý" nếu bạn đồng ý với việc sử dụng Cookie của chúng tôi. Để xem thêm chi tiết về cách công ty chúng tôi sử dụng Cookie, vui lòng xem tại đây.

Chính sách Cookie